Nhiều sĩ tử thay đổi nguyện vọng Đại học để tránh 'học đại'

0:00 / 0:00
0:00
Do áp lực phải học đại học nên trong mùa tuyển sinh, nhiều thí sinh bị cuốn vào làn sóng chọn trường theo điểm. Tuy nhiên, hiện nay có một số đông thí sinh không chờ điểm chuẩn mà chủ động thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế quan trọng: khả năng có việc làm sau tốt nghiệp.

Dựa vào các thống kê các năm, việc chọn trường được phân thành ba nhóm: Nhóm 1, khoảng 30% thí sinh lựa chọn thực tế - học nhanh để ra trường đi làm luôn; nhóm 2 là những thí sinh có điểm cao, được thoải mái trong việc chọn trường, chọn ngành theo năng lực của bản thân.

Còn lại, nhóm 3 là phần lớn thí sinh có điểm thi "chơi vơi", bị cuốn vào làn sóng chọn trường theo điểm do suy nghĩ phải học đại học. Tuy nhiên đối với nhóm này, vài năm gần đây ghi nhận số đông thí sinh chủ động “quay xe” thay đổi nguyện vọng, trong khi một số thí sinh khác vẫn tiếp tục chọn trường theo điểm. Thực tế cho thấy, chọn trường theo cách này ảnh hưởng lớn đến con đường việc làm của các bạn trẻ.

Nhiều sĩ tử thay đổi nguyện vọng Đại học để tránh 'học đại' ảnh 1

30% thí sinh không đăng ký nguyện vọng vào Đại học (Ảnh minh họa)

Những tác động của việc chọn trường theo điểm

Nếu cứ cố vào đại học mà không quan tâm học ngành nào, sinh viên sẽ dễ “mắc kẹt” vào các tình huống: Học đúng trường nhưng nhầm ngành mình không thích, không hợp; học đúng ngành nhưng sai trường hoặc thậm chí lựa chọn sai trường lẫn sai ngành.

Tuấn Minh (sinh viên năm hai, Đại học Bách Khoa) chia sẻ: "Em rất yêu thích ngành CNTT và mục tiêu duy nhất của em là Đại học Bách Khoa, nhưng vì trượt các nguyện vọng ngành CNTT mà em đành chấp nhận theo học ngành Kỹ thuật in của trường. Sau 1 năm, em cảm thấy chán vì không hợp ngành này nên đã quyết định bảo lưu để theo đuổi ngành Lập trình viên Quốc tế.”

TS tâm lý Đào Lê Hòa An, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho rằng, hệ lụy của việc chọn sai ngành, sai trường không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc, thanh xuân mà còn khiến các bạn bắt nhịp với thị trường lao động bằng sở đoản. Theo đó, có người nhảy sang lĩnh vực khác với sự “chậm chân” hơn bạn bè đồng trang lứa. Có những người bị khủng hoảng tâm lý do ôm giấc mộng “có bằng học đại là có việc ngon”.

Bên cạnh đó, việc chọn trường theo điểm không chỉ ảnh hưởng đến thí sinh mà còn tác động đáng kể đến xã hội. Theo chuyên gia Giáo dục: “Vài năm gần đây, sinh viên Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng ra trường không làm được việc vì cuốn vào những vấn đề: Học ngành không thích, học ngành không phù hợp với năng lực hoặc ra trường không kiếm được việc. Tình hình tương tự đã xuất hiện ngày càng rõ nét tại Việt Nam.” Chuyên gia dự đoán, nếu tình trạng này tiếp tục phát triển, sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp có nguy cơ gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm và sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp ồ ạt.

Giải pháp nào cho các thí sinh năm nay?

Quỳnh Trang, đạt 23,5 điểm xét tuyển khối A, đã mất khá nhiều thời gian cân nhắc đăng ký nguyện vọng để đảm bảo chắc chắn đỗ vào đại học. Tuy nhiên sau khi đăng ký, cả em và gia đình mới nhận ra những nguyện vọng mà mình đăng ký chưa chắc có khả năng giúp em có được việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, em đã tranh thủ tìm hiểu một số chương trình học khác để đảm bảo sau khi ra trường có việc làm.

Quỳnh Trang chỉ là một trong rất nhiều thí sinh quyết định “quay xe” trước làn sóng chọn trường theo điểm. Trong vài năm gần đây, đã có một số lượng không nhỏ thí sinh thay vì ngồi chờ điểm chuẩn thì đã chủ động thay đổi nguyện vọng Đại học để đáp ứng nhu cầu thực tế quan trọng: đảm bảo có việc làm sau khi tốt nghiệp. Việc này phản ánh tư duy thực tế, là tín hiệu tốt để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động.

Việc chọn ngành, chọn trường luôn là vấn đề phức tạp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp thí sinh chọn đúng ngành, đúng trường. Tuy nhiên, cách đơn giản để giải quyết vấn đề này, thí sinh và phụ huynh cần trả lời 2 câu hỏi sau trước khi đưa ra lựa chọn nguyện vọng: “Bản thân mình có thực sự thích học ngành đó hay không?” và “Sau khi ra trường có đáp ứng yêu cầu công việc hay không?”.

Nếu cả hai câu trả lời là có thì định hướng chọn ngành, chọn trường của sĩ tử là đúng đắn. Còn nếu câu trả lời là không thì thí sinh và phụ huynh phải định hướng lại ngay và mạnh dạn thay đổi nguyện vọng của mình. Chuyên gia cho biết, thời điểm tốt nhất cho thí sinh và phụ huynh để trả lời hai câu hỏi này là trước khi bắt đầu đăng ký nguyện vọng.

Tuy nhiên nếu đã đăng ký nguyện vọng hoặc đã trúng tuyển, sĩ tử hoàn toàn có thể “quay xe” thay đổi nguyện vọng của mình. Thí sinh hãy giữ cho mình “cái đầu lạnh” và có định hướng đúng đắn cho bản thân, còn hơn phí hoài 4 năm đại học vì việc chuyển ngành khi ấy là quyết định quá muộn.

Bên cạnh đó, việc học song song ngay từ năm nhất là một phương án tốt nếu sinh viên đã “trót” lựa chọn học những trường không phải nguyện vọng của mình để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng làm việc thực chiến, tăng cơ hội có việc làm khi ra trường.

Nhiều sĩ tử thay đổi nguyện vọng Đại học để tránh 'học đại' ảnh 2

Ngay sau kỳ thi THPT, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech luôn tiếp đón lượng lớn phụ huynh và học sinh tới làm thủ tục nhập học, một nửa trong số đó lựa chọn học song song với trường Đại học khác. (Ảnh: Aptech cơ sở 19 Lê Thanh Nghị)

Xã hội 4.0 hiện đại đã chuyển mình để rũ bỏ những tư duy cũ, các doanh nghiệp ưu tiên tìm kiếm nhân lực thực sự có kỹ năng làm việc thực tế. Các bậc phụ huynh, thí sinh cần tỉnh táo để tránh sa vào cuộc chiến chọn trường theo điểm và nên có cái nhìn thực tế, đón bắt nhu cầu của xã hội để chọn trường, hướng nghiệp đúng đắn cho một tương lai vững vàng về sau.

MỚI - NÓNG