> Nhà ngoại cảm càng nổi tiếng, càng... tai tiếng
> 'Nhà ngoại cảm' biến răng lợn thành hài cốt liệt sĩ
Bà Phan Thị Bích Hằng (thứ hai, từ phải qua) cùng các nhà ngoại cảm và ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm tại buổi sinh hoạt tháng 7. Ảnh: Tuấn Nguyễn. |
Dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc VTV phát phóng sự nghi ngờ độ chính xác về khả năng ngoại cảm của bà Phan Thị Bích Hằng. Thực ra, đây không phải là lần đầu bà Hằng dính phải tai tiếng.
Trong buổi sinh hoạt chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ” do Trung tâm trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng, thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người tổ chức hồi giữa tháng 7 vừa qua, bà Hằng cùng các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, ngoại cảm đã có dịp để thảo luận những trăn trở trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cũng như giải đáp những thắc mắc của người dân về thế giới tâm linh.
Dưới đây là những chia sẻ sâu sắc của bà Hằng tại buổi sinh hoạt: “Có một trường hợp khiến tôi rất ngạc nhiên là của liệt sĩ Nguyễn Hoài Nam, quê ở Vĩnh Phúc. Khi tôi đi cùng với con gái của liệt sĩ tìm mộ, dưới sự chỉ dẫn của liệt sĩ Nguyễn Văn Lãm, chúng tôi bới lên từ một bãi rác khổng lồ, tìm thấy rất nhiều hài cốt liệt sĩ. Khi vào đến nơi, chúng tôi vô cùng vui mừng đánh dấu phần mộ và đợi ngày đẹp mang về quê hương. Tuy nhiên, khi mang về, mở tiểu ra thì con gái của liệt sĩ vô cùng thất vọng thấy trong tiểu chỉ có một mảnh vải trắng, một ít đất"
Đến năm 2010, tôi đã tìm được câu trả lời. Tôi vào lại Buôn Mê Thuột trong một lễ cầu siêu tìm mộ liệt sĩ. Tình cờ trong đoàn quân liệt sĩ trở về ở lễ cầu siêu, tôi đã gặp lại liệt sĩ Lãm. Bác nói với tôi rằng: “Bác không giải thích với cháu, không giải thích với con gái bác, lý do bởi bác phải ở đây, với binh đoàn Tây Nguyên. “Quân không có tướng như hổ không có đầu”, bác mà về quê hương thì đoàn quân này ai sẽ lãnh đạo đây? Và, bây giờ bác là Nguyễn Ngọc Lam chứ không phải là Nguyễn Văn Lãm nữa, hãy nhắn tin cho gia đình bác như vậy!”.
Quả thực, khi tôi quay ngược trở về hỏi lại người thân của liệt sĩ, họ trả lời đúng là ngày xưa bác ấy mang tên Lãm, khi đi bộ đội bác ấy làm hồ sơ, giấy tờ là Nguyễn Ngọc Lam. Có nghĩa rằng, bác giờ là người con của Tổ quốc chứ không phải là cậu bé Lãm ngày xưa nữa.
Bà Hằng mong mọi người có cái nhìn khách quan hơn về khả năng ngoại cảm. |
Điều đó cho thấy, những nhà ngoại cảm chúng tôi có thông tin hai chiều, chúng tôi nghe người ta nói và trả lời người ta. Nhưng, ai sẽ là người xác nhận cho chúng tôi chuyện đó? Bởi vì, tất cả mọi người nhìn như một màn hư vô, không có thông tin, không nhìn thấy gì cả, càng không thể nghe được tiếng nói của linh hồn. Khi chúng tôi đưa ra những lý do như vậy, phải chăng trong đầu nhiều người cho rằng đây là một sự ngụy biện, ngụy biện cho sức mạnh vô hình?
Bà Hằng tha thiết mong muốn được xã hội đánh giá bằng: "một cái nhìn trung thực, khách quan. Tất cả các nhà ngoại cảm không ai dám khẳng định họ chính xác 100%. Ngay như các nước Triều Tiên, Mỹ,…nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo vẫn phải mất rất nhiều lần thử nghiệm. Họ chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận tốn kém mà không biết chắc xác suất thành công là bao nhiêu. Tại sao mọi người rất khắt khe, chỉ trích những tỉ lệ phần trăm sai hỏng?"
Bà Hằng bức xúc: "Chúng tôi không cần cờ hoa, tung hô, không cần mảnh huy chương hay giấy khen. Cái chúng tôi cần nhất là một hành lang về mặt tâm lý, hành lang công luận để chúng tôi được yên tâm, bởi vì khả năng ngoại cảm là một khả năng đặc biệt, không phải là cái gì có thể dạy dỗ, đào tạo được. Khả năng này lúc có, lúc mất, thăng trầm theo trạng thái tâm lý, tình cảm của người đó. Nếu để đầu óc người ta thoải mái thì họ làm việc gì cũng thanh thản, nhẹ nhàng và rất dễ thành công.
"Chúng tôi là những nhà ngoại cảm, vốn cũng là những người đa nhân cách. Chúng tôi khóc thay những người chết, chúng tôi cười theo họ. Theo tôi, khả năng ngoại cảm vô cùng hiếm và cực kỳ quý. Những khả năng đích thực lại càng hiếm"
Ảnh tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của một nhà ngoại cảm tại buổi sinh hoạt. |
Tại buổi sinh hoạt, một độc giả có hỏi: Tỉ lệ phần trăm đúng và sai trong 100 trường hợp là bao nhiêu? Bao nhiêu trường hợp là thử nghiệm ADN?
Bà Hằng cho rằng, khả năng ngoại cảm tìm mộ là có thật, còn nói về tỉ lệ đúng sai thì không có một con số cụ thể nào cả. Bởi lẽ, bao nhiêu phần trăm đấy là sự rút gọn từ một con số, mẫu số là con số người ta đi tìm, tử số là con số tìm được chính xác, cả hai con số đó chúng ta đều không có chính xác. Còn về việc thử nghiệm ADN cũng có rất nhiều hạn chế.
Thứ nhất, theo thời gian, năm tháng, hài cốt liệt sĩ đã bị phân hủy, khi tìm được chỉ còn một chiếc cúc áo, sợi dây dù,… Thứ hai, tín ngưỡng thờ cúng ở mỗi địa phương khác nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng muốn đi giám định ADN và có điều kiện kinh tế để đi giám định.