Nhà hàng có cánh

0:00 / 0:00
0:00
Đầu bếp nói chuyện với một hành khách trên máy bay ANA đang đỗ ở sân bay Haneda (Tokyo)
Đầu bếp nói chuyện với một hành khách trên máy bay ANA đang đỗ ở sân bay Haneda (Tokyo)
Những bữa ăn hạng nhất trên máy bay… đang đỗ của All Nippons Airways là nỗ lực mới nhất của hãng hàng không để lấy lại doanh thu bị mất trong dịch Covid-19.

Đồ ăn máy bay từng chỉ có hai lựa chọn chính: thịt gà hoặc thịt bò. Nhưng giờ đây, hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản bắt đầu mở dịch vụ ăn uống cao cấp trên một máy bay đang đỗ mệnh danh “nhà hàng có cánh”, với giá lên đến hơn 12 triệu VND một bữa.

Nhà hàng có cánh ảnh 1

Một tiếp viên hàng không chuẩn bị bữa ăn cho các "hành khách"

Các “hành khách” của nhà hàng All Nippons Airways (ANA) có thể chọn giữa ghế hạng nhất kèm bữa ăn với giá 59.800 yen (12,5 triệu VND) hoặc ghế thương gia với giá chỉ còn một nửa, 29.800 yen (6,2 triệu VND), trên một chiếc Boeing-777 tại sân bay Haneda ở Tokyo.

Khách hàng được yêu cầu chọn trước bữa ăn của mình từ một thực đơn Nhật Bản hoặc quốc tế. Các món chính bao gồm cá nướng than với sốt saikyo miso, thịt bò Wagyu với mù tạt rượu Kobe, và cá vược áp chảo và súp tôm, dùng với rượu sake Nhật Bản, rượu mận hoặc sâm panh Krug.

Yosuke Kimoto, 42 tuổi, đã có một bữa ăn hạng thương gia cùng với con trai. Bà nói: “Ở đây phục vụ đồ ăn rất ngon. Tôi mừng là con tôi cũng thích nó”. Họ là một trong 60 vị khách ăn trưa vào ngày khai trương, cùng với con số tương đương vào bữa tối.

Con trai của bà cũng rất ấn tượng. “Hạng thương gia rất khác so với hạng phổ thông cả về đồ ăn lẫn ghế ngồi. Khu này rất rộng rãi, và ghế ngồi có thể chuyển thành giường khi ngả chúng về phía sau”.

ANA sẽ cung cấp 22 buổi ăn trưa và ăn tối trong tháng này, mỗi buổi kéo dài khoảng ba giờ. Hiện chưa có chương trình giải trí trên chuyến bay, nhưng khách hàng sẽ được nhận một bộ đồ dùng tiện nghi và cũng có thể sử dụng phòng chờ của hãng hàng không tại sân bay Haneda.

Singapore Airlines là hãng hàng không đầu tiên tận dụng nhu cầu ăn uống trên máy bay của công chúng vào tháng 10 năm ngoái, khi hãng bắt đầu cung cấp các bữa ăn trên hai chiếc siêu máy bay A380 đỗ tại sân bay Changi ở Singapore. Vé đã bán hết chỉ trong vòng nửa tiếng, dù giá có thể lên tới 360 Bảng (11,5 triệu VND) để được ăn trong một phòng bay hạng sang và xem một bộ phim. Trong khi đó, các bữa ăn hạng phổ thông có giá cả phải chăng hơn với chỉ 30 Bảng (960 nghìn VND) một người.

Đại dịch COVID-19 đã đẩy ngành hàng không toàn cầu vào cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay, với nhiều máy bay trên thế giới không thể cất cánh do những giới hạn về du lịch và nhập cảnh. Từ đó một vài hãng phải sáng tạo để tận dụng những chiếc máy bay. Ở ANA, ý tưởng “nhà hàng có cánh” được chính các nhân viên nghĩ ra.

Nhà hàng có cánh ảnh 2

Một hành khách tận hưởng bữa ăn khoang hạng nhất

Đáng ngạc nhiên, khái niệm bữa ăn trên máy bay đang trở nên vô cùng nổi tiếng. ANA trước đó đã mở một dịch vụ quốc tế bán đồ ăn hạng phổ thông từ tháng 12 năm ngoái. Cho đến nay, họ đã bán được hơn 264 nghìn bữa ăn và thu về hơn 1,3 tỷ Bảng (41,5 tỷ VND). Hãng hàng không cho biết chỉ trong vài phút, món lẩu bò, bít tết hamgburger sốt kem kèm với cơm chiên bơ và trứng đã bán hết sạch.

Hãng British Airways của Anh cũng bắt đầu mở dịch vụ vận chuyển những bữa ăn phục vụ trong khoang hạng nhất về tận nhà. Nó bao gồm một bữa ăn chia làm bốn phần dành cho hai người - với những lựa chọn cá, thịt và ăn chay. Thông qua dịch vụ cung cấp thực phẩm Do&Co. Starters, các món ăn gồm có cá hồi hun khói Loch Fyne với sốt mù tạt, tiếp theo là má bò Anh nấu chín chậm, cùng với những lựa chọn tráng miệng như sô cô la đen, bánh mì rượu cam và bánh pudding bơ.

Tương tự, hãng vận tải quốc gia Finnair của Phần Lan đã bắt đầu bán các bữa ăn hạng thương gia tại một siêu thị gần sân bay quốc tế Helsinki vào tháng Mười năm ngoái, và cũng đem lại thành công với giá thành chỉ 12,9 Euro (350 nghìn VND).

Chính phủ Úc đã đầu tư 1,2 tỷ AD (21 tỷ VND) để giảm một nửa giá vé của 800 nghìn chuyến bay cho đến tháng Bảy năm nay nhằm hỗ trợ người dân bay nội địa. Các hãng hàng không đã nhận được yêu cầu đặt vé tăng mạnh khi họ bán vé giảm giá 50%, sau khi các giới hạn du lịch của bang Queensland được nới lỏng.

Trước tình hình này, Tập đoàn Hàng không Quốc tế (IAG) đã giới thiệu thẻ báo cáo sức khỏe kỹ thuật số cho hành khách để giúp phục hồi ngành hàng không, sau khoản lỗ kỷ lục 7,4 tỷ Euro (200,8 tỉ VND) của năm 2020. IAG cũng đang hợp tác với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) để tạo ra một ứng dụng xác minh sức khỏe. Thẻ du lịch trên điện thoại của IATA cho phép hành khách nhận kết quả kiểm tra COVID-19 và chứng minh là họ có thể du lịch hay không. Hiện giờ, ứng dụng đang được một số hãng hàng không cho vào thử nghiệm.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.