Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại

TPO - Cây lác, vốn là loài cỏ dại thay thế cây lúa trên đất phèn mặn đã giúp người dân Vĩnh Long trở nên khá giả hơn.
 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 1

Những ngày này, đi dọc theo các tuyến đường xã Trung Thành Đông (Vũng Liêm, Vĩnh Long) dễ dàng bắt gặp cảnh người dân thu hoạch lác. Trên những cánh đồng lác xanh ngát, người cặm cụi phác, người bó, phơi, chẻ dây… tạo nên không khí nhộn nhịp của vùng quê. Hơn nữa, năm nay giá cao đã giúp người dân thêm phấn khởi. Hiện tại, giá lác khô loại nhất 1,8 - 2m từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, còn loại đặc biệt trên 2m lên đến 21.000 đồng; trong khi đó, lác manh (cao khoảng 1,4 -1,5m) cũng có giá 13.000 - 14.000 đ/kg, cao nhất từ trước đến nay. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 2

Người dân thu hoạch lác giữa trưa nắng. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 3

Cây lác vốn là loài cỏ dại nên rất dễ trồng, dễ sống và không kén đất. Từ nhiều năm nay, cây lác trở thành chủ lực của xã Trung Thành Đông. Đây cũng là địa phương trồng lác nhiều nhất huyện Vũng Liêm. Tổng diện tích cây lác toàn huyện trên 300 ha, riêng xã Trung Thành Đông hiện có có trên 200 ha. Cây lác cho hiệu quả gấp 3 – 4 lần so với cây lúa, có tiềm năng phát triển mạnh, dùng để dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ bán khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 4

Lác thu hoạch xong phơi khô

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 5

Ruộng lác xanh mướt

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 6

Nguyễn Văn Bồng, 60 tuổi, ở ấp Đại Nghĩa, xã Trung Thành Đông là một trong những người đầu tiên trồng lác ở xứ này. Ông có 0,2 ha vừa thu hoạch xong được trên 2 tấn, chất đống trong nhà chờ thương lái đến chở đi tiêu thụ. Ông cho biết, năm nay giá cao, trung bình cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm/1 công (1.000m2). - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 7

Theo lời ông Bồng, khoảng 20 năm trước trồng lúa nhưng đất phèn năng suất thấp. Sau đó, chuyển sang trồng cây lác cho đến nay. Ngoài hiệu quả cải thiện thu nhập so với trồng lúa, nghề trồng lác cũng góp phần giải quyết một lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn.

Lác trồng một lần, sau khi thu hoạch chỉ cần bón phân là vài tháng sau có thể thu hoạch tiếp. Lác được đưa vào máy, chẻ ra làm nhiều cọng nhỏ, sau đó đem phơi khô. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 8

Để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, năm 2018 địa phương thành lập HTX chiếu lác Thành Đông sản xuất chiếu phục vụ thị trường trong và ngoài nước. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 9

Lác được nhuộm màu rồi phơi khô - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 10
 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 11

Công nhân dệt chiếu từ nguyên liệu lác. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 12

Người dân làm thủ công mỹ nghệ từ lác để xuất khẩu. - Ảnh: Hòa Hội

 Người dân thoát nghèo từ… cỏ dại ảnh 13

Ông Nguyễn Quốc Tân, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Thành Đông cho biết, trước đây làm lúa năng suất thấp, bà con chuyển đổi sang trồng cây lác, cho thu nhập gấp nhiều lần lúa, từ đó đời sống bà con phấn khởi. Điển hình tại ấp Đại Nghĩa, tỉ lệ hộ nghèo thấp, còn trên 2%, đời sống khá lên từ cây lác. Có những hộ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. - Ảnh: Hòa Hội

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".