Ngoại giao vũ khí: Con bài giúp Qatar thoát hiểm

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các nước Arab vùng Vịnh, chính quyền Doha đã áp dụng nhiều biện pháp để chống chọi với các lệnh trừng phạt. Trong đó, chính sách “ngoại giao vũ khí’ là một trong những "vũ khí" lợi hại để chính phủ Qatar chống lại các đòn trừng phạt từ các nước Arab vùng Vịnh.

Quá trình mua vũ khí của Qatar

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa chính quyền Doha với các nước láng giềng Arab vùng Vịnh ngày 5/6, Qatar đã thực hiện nhiều hợp đồng "khủng" về vũ khí với các nước có tiếng nói quan trọng tại vùng Vịnh. 

Hợp đồng vũ khí khủng đầu tiên phải kể đến đó là thương vụ 12 tỷ USD vũ khí được chính phủ Qatar ký kết với Mỹ hôm 16/4.

Trong thương vụ này, Bộ Quốc phòng Qatar sẽ đặt mua 36 chiến đấu cơ F-15 từ Mỹ với trị giá 12 tỷ USD.

Theo Lầu Năm góc, thỏa thuận vũ khí này sẽ mang lại cho Qatar năng lực công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời giúp tăng cường sự hợp tác an ninh và năng lực hành động chung giữa Mỹ và Qatar.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Qatar tuyên bố, thỏa thuận mua may bay tiêm kích F-15 sẽ giúp tăng cường khả năng phối hợp chiến lược của Qatar trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bạo lực cực đoan, đồng thời thúc đẩy hòa bình và ổn định trong và ngoài khu vực Trung Đông.

Không dừng lại ở đó,  ngày 17/9, Qatar tiếp tục ký thỏa thuận mua 24 máy bay chiến đấu Typhoon của Anh. Đây là hợp đồng mua vũ khí lớn thứ hai của Doha kể từ đầu tháng 6, thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Doha với các nước láng giềng Arab vùng Vịnh. 

Đồng thời, đây là thỏa thuận quốc phòng lớn thứ hai được chính quyền Doha ký kết trong giai đoạn xung đột ngoại giao kéo dài với các nước láng giềng. 

Trong một thông cáo báo chí của Chính phủ Anh cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khaled bin Mohammed al-Attiya và người đồng cấp của Anh Michael Fallon đã ký tại Doha một bản tuyên bố về ý định mua bán những chiếc máy bay này. 

Ông Fallon tuyên bố "đây là hợp đồng vũ khí lớn đầu tiên với Qatar, một trong những đối tác chiến lược của Anh" và nói thêm đây cũng là "một khoảnh khắc quan trọng cho một sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực quốc phòng" giữa 2 bên. 

Trong khi đó, Đại sứ Anh tại Qatar Ajay Sharma nhấn mạnh đây là một "bước tiến quan trọng" trong quan hệ song phương. 

Chính sách “ngoại giao vũ khí" của Qatar

Thoả thuận mua bán vũ khí giữa Qatar và Anh được ký kết vào thời điểm tương đối nhạy cảm đối với Qatar, trong khi Anh đang cố gắng ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác bên ngoài châu Âu, sau khi đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). 

Mặc dù những nỗ lực đàm phán gần đây của Kuwait và Mỹ, song căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh giữa Doha với các nước láng giềng Arab vùng Vịnh vẫn không có dấu hiệu giảm bớt.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar với các nước Arab vùng Vịnh đã bùng phát hôm 5/6 sau khi, các nước gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và phong tỏa các tuyến vận tải đường không, đường biển và đường bộ với Doha với cáo buộc nước này ủng hộ các tổ chức cực đoan. Kể từ đó các nước Arab vùng Vịnh đã sử dụng nhiều biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự để phong tỏa và trừng phạt Qatar.

Để chống lại các đòn trừng phạt của các nước Arap vùng Vịnh, chính phủ Qatar đã áp dụng mọi biện pháp từ chính trị, kinh tế, thượng mại và quân sự. Trong đó, biện pháp quân sự với chính sách "ngoại giao vũ khí" là một trong những vũ khí hữu hiệu để chính quyền Doha đáp trả các biện pháp trừng phạt.

Trước đó, vào năm 2014, trong lúc xảy ra cuộc khủng hoảng giữa Qatar với Ả-rập Saudi và các quốc gia khác tại vùng Vịnh, chính quyền Doha cũng thực hiện chính sách "ngoại giao vũ khí" bằng cách ký hợp đồng mua tên lửa Patriot trị giá 11 tỷ USD với Mỹ.

Và ngay lập tức, thoả thuận mua bán vũ này đã tác động tích cực lên quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh năm 2014. Kết quả là chính quyền Riyadh và các đồng minh đã kết nối bang giao lại với chính quyền Doha.

Điều này khiến các nhà quan sát vùng Vịnh nhận định, bằng một loạt chính sách "ngoại giao vũ khí", nhiều khả năng sẽ giúp Qatar có nhiều lựa chọn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng qua.

Và việc chính phủ Qatar liên tiếp ký các thỏa thuận mua máy bay với Mỹ trước đó và vừa rồi là với Anh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa các quốc gia trong vùng Vịnh chưa có lối thoát, là nằm trong tính toán của chính quyền Doha trong việc vận dụng chính sách “ngoại giao vũ khi” để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ngoại giao được cho là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Liệu cuộc khủng hoảng Qatar có được hạ nhiệt sau một loạt các thương vụ vũ khí giữa Qatar với Mỹ và Anh hay không, điều này còn phụ thuộc vào toan tính của các nước liên quan.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.