Thông báo hôm 4/7 cho biết, Qatar sẽ tăng gấp đôi sản lượng khai thác từ giàn khoan North Field khổng lồ, trong khi đó, có đến hơn 2/3 các dự án mới dự định tiến hành trong thập kỷ tới của Mỹ và Úc hiện vẫn chưa hề đưa ra được bất cứ quyết định đầu tư nào. Thống kê của Sanford C. Bernstein & Co., Vương quốc này có một trong những mức giá thậm chí thấp nhất thế giới, với những nhà máy khai thác lớn nhất được đi vào hoạt động từ cuối thập kỷ trước.
Theo các chuyên gia phân tích của Bernstein, Oswald Clint, việc mở rộng các cơ sở xuất khẩu hiện có sẽ thành công hơn là bắt đầu từ đầu tại các địa điểm mới.
Nhờ vị trí địa lý nằm giữa những thị trường quan trọng ở cả châu Á - châu Âu và lại được tiếp cận nguồn khí ga vô tân với chi phí khai thác rẻ mạt, nên việc mở rộng các nhà máy ở Trung Đông là mang tính khả thi nhất, Vevey một công ty có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ thuộc hiệp hội khí ga quốc tế bình luận.
Theo Martin Lambert, giám đốc điều hành của Brightlands Energy Ltd., một chuyên gia tư vấn của Anh, nói: "LNG gia tăng từ Qatar gần như là nhờ chi phí khai thác thấp, do đó việc cắt giảm các nguồn cung mới từ những dự án khai mỏ mới phát hiện ở khu vực GreenField vịnh Ba Tư gần như sẽ bị cắt giảm. Đồng thời, quốc gia này cũng vẫn có khả năng phải cắt giảm một lương cung lớn do ảnh hưởng từ nguồn cung Mỹ hoặc Úc."
Theo bà Victoria Zaretskaya, một nhà phân tích của Cơ quan Thông tin Năng lượng đặt trụ sở tại Washington, Qatar bán một số loại khí đốt rẻ nhất thế giới, điều này cũng có thể gây tổn hại cho các Cảng xuất khẩu LNG trong tương lai của Mỹ mà nhiều công ty đang đề xuất xây dựng thêm tại Mỹ trong thập kỷ tới.
Thực tế, quốc gia vùng Vịnh vẫn tuyên bố kế hoạch tăng sản lượng LNG hàng năm lên 100 triệu tấn trong vòng 7 năm từ con số 77 triệu tấn hiện nay, nhằm duy trì triển vọng có khả năng tiếp tục giữ vị thế là nhà cung cấp lớn nhất thậm chí ngay cả khi Australia mở rộng xuất khẩu sau dự án đầu tư 200 tỷ USD.
Theo ông Claudio Steuer, giám đốc SyEnergy, một nhà tư vấn năng lượng của U.Kara có trụ sở ở Anh, vị trí địa lý của Qatar cho thấy quốc gia được xem như là bể chứa toàn cầu này "có vị trí tốt về mặt địa lý đủ khả năng cạnh tranh và thu được lợi nhuận hấp dẫn" cung cấp cho cả châu Á và châu Âu.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cao có nghĩa là LNG của Mỹ chỉ có thể cạnh tranh với khu vực Viễn Đông với giá dầu khoảng 60 đến 70 USD/thùng. Trong khi đó, dầu thô hiện đang giao dịch dưới 50 đô la. Steuer cho biết.
"Điều này cũng sẽ hạn chế quy mô mức độ tăng dự kiến các nguồn cung cấp LNG của Mỹ. Với giá dầu thấp như hiện tại, chúng tôi không chắc sẽ thấy thêm quyết định đầu tư LNG mới nào của Mỹ".
Tuy nhiên, các nhà phát triển cảng bốc dỡ dầu của Mỹ gồm cảng Freeport LNG LLC và Tellurian Inc. hiện vẫn trong tình trạng phân vân, chấp chênh, vì Qatar vẫn chưa bán được số khối lượng dầu bổ sung như dự kiến trong khi các nhà xuất khẩu của Mỹ và Tổng thống Donald Trump đã hứa đang làm hết mình để quảng bá nhiên liệu của họ cho người mua ở châu Á.
Có thể cơ hội sẽ chia nhiều cho các dự án của Mỹ đã có sẵn cơ sở hạ tầng và có khả năng đưa ra giá rẻ hơn những dự án khác phát triển mới, chẳng hạn như việc mở rộng nhà máy Cheniere Energy Inc.’s Sabine Pass plant, theo một bản báo cáo của Bernstein vào tháng Năm. Ngoài ra, các dự án có chi phí vận chuyển thấp đến châu Á, chẳng hạn như đến Papua New Guinea và Mozambique, cũng có thể đủ khả năng cạnh tranh.
Ngành công nghiệp này ở Mỹ đang phải vật lộn để xử lý giải quyết các vấn đề của các dự án mới, đi kèm theo nữa là với cả những yêu cầu đang phát sinh có thể cho thấy việc cần thiết phải thắt chặt thị trường vào giai đoạn giữa thập kỷ tới.
Emma Richards, chuyên gia phân tích dầu khí tại BMI Research có trụ sở tại London, cho biết: "Đã có rất nhiều thiếu sót lớn khi đưa ra các quyết định đầu tư mới. Vấn đề nổi cộm là các công ty không thực sự có đủ tiền để chi tiêu và đang gặp khó khăn trong việc tài trợ.
Qatar thực sự là một quốc gia có vị trí độc đáo để thực hiện các dự án khiến các nhà khai thác nào muốn nhúng chân vào cũng sẽ phải vật lộn để trụ vững”.