Ngày 7/11 ghi nhận 7.646 ca mắc mới COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 7/11 ghi nhận 7.646 ca mắc mới COVID-19
TPO - Tối 7/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.646 ca mắc mới COVID-19. Trong đó có 15 ca nhập cảnh và 7.631 trường hợp trong nước, tăng 151 ca so với ngày trước đó.

Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (1.009 ca), Đồng Nai (997), Bình Dương (826), An Giang (427), Kiên Giang (398), Tây Ninh (393), Bạc Liêu (298), Đồng Tháp (289), Bình Thuận (279), Sóc Trăng (238), Tiền Giang (233), Cần Thơ (210), Cà Mau (184), Đắk Lắk (151), Bà Rịa - Vũng Tàu (150), Vĩnh Long (128), Long An (119), Hà Giang (116), Bình Phước (114), Trà Vinh (75), Hà Nội (72), Bắc Giang (70), Bến Tre (64), Khánh Hòa (60), Hậu Giang (56), Phú Thọ (51), Bắc Ninh (51), Nghệ An (50), Ninh Thuận (48), Bình Định (46), Nam Định (46), Thanh Hóa (45), Đắk Nông (44), Quảng Ngãi (41), Gia Lai (29), Thừa Thiên Huế (29), Hà Tĩnh (21), Quảng Ninh (21), Lâm Đồng (20), Đà Nẵng (18), Điện Biên (14), Quảng Bình (13), Hà Nam (13), Hải Dương (13), Kon Tum (13), Phú Yên (13), Hưng Yên (11), Quảng Nam (8 ), Quảng Trị (5), Vĩnh Phúc (3), Thái Nguyên (3), Hòa Bình (2), Hải Phòng (1), Thái Bình (1), Sơn La (1), Cao Bằng (1).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-134), Bình Dương (-95), Đồng Nai (-88). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+126), Bình Phước (+114), Đồng Tháp (+91). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 6.651 ca/ngày.

Trong ngày có 1.301 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 840.402 trường hợp.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.280 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ có 2.322 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC có 521 ca; Thở máy không xâm lấn có 116 ca; Thở máy xâm lấn có 308 ca; ECMO có 13 ca.

Số bệnh nhân tử vong từ 17h30 ngày 06/11 đến 17h30 ngày 07/11 ghi nhận 61 trường hợp ở: TP. Hồ Chí Minh (31), Bạc Liêu (7), Bình Dương (5), An Giang (5), Tiền Giang (4), Đồng Nai (2), Kiên Giang (2), Đắk Nông (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Quảng Ngãi (1), Sóc Trăng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 64 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.531 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 100.461 xét nghiệm cho 314.755 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.960.218 mẫu cho 62.212.978 lượt người.

Ngày 06/11 có 1.214.737 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 89.620.701 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 60.845.405 liều, tiêm mũi 2 là 28.775.296 liều.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 968.684 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.833 ca nhiễm)- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 963.757 ca, trong đó có 837.585 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (438.624), Bình Dương (238.905), Đồng Nai (72.173), Long An (35.761), Tiền Giang (18.104).

Trong ngày Bộ Y tế chỉ đạo Ngành Y tế địa phương tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Ngày 7/11, lô vắc xin Pfizer với hơn 1,2 triệu liều đã về đến TP. Hồ Chí Minh. Trước đó, ngày 6/11, lô vắc xin Pfizer với 1,3 triệu liều đã về đến TP. Hà Nội. Với 2 lô vắc xin này đã nâng tổng số vắc xin mà Mỹ tặng Việt Nam đến nay lên hơn 14,6 triệu liều.

TP. Hồ Chí Minh: Lập các đội phản ứng nhanh, kích hoạt 40 trạm y tế lưu động với y bác sĩ do các Trung tâm Y tế quận huyện và bệnh viện đảm trách. Các bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân lập danh sách bác sĩ, điều dưỡng dự bị tham gia trạm y tế lưu động trước ngày 8/11, sẵn sàng hỗ trợ quận, huyện chăm sóc và quản lý F0 tại nhà khi được điều động.

TP. Hà Nội: Ngày 6/11/2021, tổ chức diễn tập hoạt động của mô hình trạm y tế lưu động tại phường Giảng Võ. Trạm y tế lưu động có 5 nhiệm vụ chính gồm quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và cộng đồng; xét nghiệm COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19; truyền thông về COVID-19; khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác.

Tỉnh Bắc Giang: Thiết lập vùng phong tỏa, cách ly y tế toàn bộ huyện Yên Thế để thực hiện các biện pháp cần thiết phòng, chống dịch COVID-19 từ 18 giờ 00 phút ngày 6/11/2021.

MỚI - NÓNG