Ngăn 'sốt' đất đặc khu kinh tế Vân Phong

Ngăn 'sốt' đất đặc khu kinh tế Vân Phong
TP - Nhiều “cò đất” móc nối, hồi thúc người dân rao bán đất, đẩy giá đất lên trời. Tình hình xấu hơn khi đã bắt đầu xuất hiện những tay phá rừng trên đảo, chiếm đất, và tình trạng tách thửa để bán đất, đợi đền bù xuất tái định cư tại Vân Phong (Khánh Hòa).

Sáng ngày 12/4, tại cuộc họp báo tình hình KT-XH Quý I năm 2018, ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh sẽ vào cuộc chấn chỉnh và siết chặt việc quản lý đất tại huyện Vạn Ninh.

Chưa lên đặc khu đã “sốt”

Dù Thủ tướng chưa phê duyệt đề án Đặc khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa), nhưng giá đất tại đây đã tăng chóng mặt. Nhiều nhà đầu tư đổ tiền đống về chồng sẵn chờ ngày "hưởng đất". Vào tháng 10/2017, thời điểm trước khi Khánh Hòa đề xuất lấy cả huyện Vạn Ninh làm đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong (đặc khu Bắc Vân Phong) giá đất vườn, đất lâm nghiệp ở khu vực này chỉ từ 300 - 700 nghìn đồng/m2, thì nay đã lên đến 1-3 triệu đồng/m2 (tùy vị trí).

Lợi dụng tình thế đó, nhiều “cò đất” móc nối, hồi thúc người dân rao bán đất, đẩy giá đất lên trời. Tình hình xấu hơn khi đã bắt đầu xuất hiện những tay phá rừng trên đảo, chiếm đất, và tình trạng tách thửa để bán đất, đợi đền bù xuất tái định cư. Vừa qua, ngày 11/4, đã có 5 đối tượng đang thực hiện hành vi phá rừng, lấn chiếm đất công trái phép tại vịnh Vân Phong bị Tổ công tác liên ngành bảo vệ rừng huyện Van Ninh (Khánh Hòa) bắt giữ. 

Ngăn 'sốt' đất đặc khu kinh tế Vân Phong ảnh 1 Rừng bị chặt phá, lấn chiếm lấy đất trái phép trên  đảo Hòn Trì tại thôn Vĩnh Yên, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh.
Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, cho biết: Thời gian qua khi tỉnh Khánh Hòa dự kiến lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh làm đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (Đặc khu Bắc Vân Phong) đã nổi lên tình trạng người ở địa phương khác đến mua bán, sang nhượng đất đai rầm rộ khiến giá đất tăng mạnh.
“Tại địa phương đã xuất hiện tình trạng phá rừng chiếm đất trên đảo và số vụ tranh chấp đất đai cũng tăng vọt. Việc phá rừng chiếm đất trên các đảo là trái qui định pháp luật đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm. Riêng việc tách thửa tại huyện Vạn Ninh, đề nghị cơ quan chức năng huyện Vạn Ninh xem đánh giá kỹ để tránh tình trạng tách thửa để nhận tái định cư khi qui hoạch đặc khu”, ông Phi kiến nghị.

Phải siết chặt quản lý

“Huyện Vạn Ninh cần rà soát đối tượng mua bán đất, nếu người mua đất nông nghiệp phải tiến hành kiểm tra xem họ có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp không hoặc có nhu cầu nuôi trồng thủy sản không. Cần rà soát kỹ đối tượng nhận chuyển nhượng khi có dấu hiệu bất thường”- ông  ông Võ Tấn Thái, Giám đốc Sở TN&MT Khánh Hòa nêu quan điểm. Trước đó Sở đã có công văn kiến nghị với tỉnh về việc quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh. Đối với đất công nếu có người đến lấn chiếm, phát rẫy tạo, giấy tờ giả phải xử lý ngay và nghiêm, không nhân nhượng vì đây là các đối tượng làm trái pháp luật”, Giám đốc Sở TN&MT nhấn mạnh.

“Ngay sáng mai, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ cùng các Sở ngành khảo sát thực địa tại Vạn Ninh. Tỉnh sẽ tăng cường quản lý khu vực huyện Vinh Ninh để tránh tình trạng sốt đất như hiện nay”- ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định.

UBND tỉnh Khánh Hòa nhận định công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều mặt hạn chế, một số vi phạm chậm khắc phục, xử lý hành chính vi phạm pháp luật còn bị động. Đặc biệt, sau khi triển khai đề án xây dựng đặc khu xuất hiện tình trạng người trong và ngoài tỉnh đến nhận chuyển nhượng đất đai không đúng pháp luật, tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép… có xu hướng gia tăng.

UBND tỉnh yêu cầu huyện Vạn Ninh tăng cường phổ biến pháp luật về đất đai nhằm nâng cao ý thức cho người dân; chỉ đạo các xã áp dụng các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.