Cuộc gặp gỡ giữa “Cung” và “Cầu”
Sau một thời gian dài chịu nhiều ảnh hưởng từ dại dịch, nhiều doanh nghiệp đang rất cần “tiếp máu” để duy trì và phục hồi vào giai đoạn cuối năm. Anh Công Thành, đại diện công ty Logistic ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát rồi lại tái phát là cả một thách thức với doanh nghiệp:“Chúng tôi thực sự phải gồng cả năm nay, rất khó kinh doanh, ngưng đọng nhiều tháng vì nguồn hàng không lưu thông, đối vớidoanh nghiệp vận chuyển như chúng tôi thật sự điêu đứng. Để duy trì và hồi sức chúng tôi đã tận dụng mọi dòng tiền để duy trì vận hành. Vì thế, ngay khi các ngân hàng tung ra các gói tín dụng ưu đãi, chúng tôi đã lập tức tìm hiểu để tìm gói ưu đãi nào tốt nhất cho mình”.
Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo -Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, hơn 50% tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại và đạt mức 4,7% trong quý 4/2020.
Hiện tại, các ngân hàng đang tăng cường các giải pháp đồng bộ đểmang đến giải pháp cho khách hàng cuối năm, cùng đồng hành vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi sau đại dịch. “Đồng cam cộng khổ cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn là điều chúng tôi nên làm và phải làm, Techcombank luôn đặt phương châm “Khách hàng là trọng tâm” không chỉ ở sự thấu hiểu để đưa những giải pháp thiết thực mà ở sự đồng hành vì ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng thành công, đặc biệt là trong giai đoạn các khách hàng đang rất sự cần tiếp sức này”. Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ khi nhà băng này vừa báo cáo NHNN về việc thực hiện chương trình đồng hành hỗ trợ Khách hàng chịu tác động do ảnh hưởng của Covid 19 lên tới gần 40.000 tỷ đồng tới tháng 9 vừa qua.
Ngoài đối tượng khách hàng doanh nghiệp, các nhà băng chắc chắn cũng sẽ không bỏ quên nhóm khách hàng cá nhân. Đây cũng là một trong những đối tượng đông đảochịu sự tác động không nhỏ từ đại dịch. Dù các khách hàng cá nhân vẫn luôn có nhu cầu vay sửa chữa, mua nhà, mua xe hay sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện ích để quản lý chi phí, công cụ quản lý tài chính tối ưu nhất trong thời buổi người người nhà nhà không dám mạnh tay cho tiêu dùng.
. Chị Thanh – một nhân viên công sở khẳng định. “Chúng tôi cũng phải tìm ngân hàng tin tưởng để vay để sữa chữa lại căn nhà cuối năm nay khi các con đã lớn cần chỗ rộng hơn, đúng là cân não lắm”.
Không chỉ thêm ưu đãi còn gia tăng trải nghiệm
Báo cáo về ngân hàng "Retail Banking 2020" của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) chỉ ra, ở một số ngân hàng, 80% doanh thu được kiếm ra từ 5% sản phẩm của ngân hàng đó, nghĩa là 95% sản phẩm còn lạirất thiếu hiệu quả, đồng nghĩa là sự phức tạp về sản phẩm không được hoan nghênh.
Do đó nhiều nhà băng bắt đầu từ sự nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng từ đó đưa đến các sản phẩm, giải pháp cho từng phân khúc khác nhau. Chẳng hạn, với khách hàng doanh nghiệp, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu những doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid 19, Techcombank đã lập tức giảm thiểu thủ tục để doanh nghiệp có thể hoàn thành quy trình cấp tín dụng “siêu tốc” 5 tỷ chỉ trong 2 ngày. Đây được cho là bước tiến lớn của nhà băng này để đồng hành cùng khách hàng thân thiết của mình đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh về đích giai đoạn cuối năm.
Không dừng lại ở đó, ngân hàng tiếp tục triển khai gói giải pháp BusinessOne trên nền tảng ngân hàng điện tử và Thẻ ghi nợ quốc tế Techcombank Visa dành cho doanh nghiệp từ tháng 6 vừa qua. Với nhiều ưu điểm vượt trội như miễn phí 100% phí chuyển khoản nội địa, giảm 50% phí chuyển khoản quốc tế, ưu đãi hơn lãi suất tiền gửi và tỷ giá ngoại tệ, hoàn tiền lên tới 2 triệu đồng/tháng với thẻ Visa Debit. Với BusinessOne, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hầu hết các giao dịch trực tuyến, kể cả những giao dịch phức tạp cần cung cấp hồ sơ chứng từ như chuyển khoản quốc tế, mua bán ngoại tệ. Sắp tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cấp nền tảng ngân hàng điện tử và cập nhật thêm nhiều tính năng mới như chuyển tiền nhanh 24/7, chuyển ngoại tệ trong nước, trả lương bằng ngoại tệ theo lô giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng và thuận tiện.
Thống kê khác từ báo cáo của PwC cho thấy, 40% khách hàng rời ngân hàng sau một trải nghiệm tồi tệ và 45% trong số đó sẽ chủ động ngăn cản người khác sử dụng ngân hàng đó. Rõ ràng, sự trải nghiệm tốt không chỉ giữ chân khách hàng trung thành mà còn thu hút thêm một lượng lớn khách hàng cho các nhà băng. Đây là một trong những lý do giúp Techcombank vượt qua các thách thức của dịch Covid 19 với số lượng khách hàng tăng liên tục từ đầu năm đến nay và vượt qua con số 8 triệu khách hàng tính đến cuối quý 3/2020.
“Để có được mức lãi suất ưu đãi dành cho Khách hàng, điều quan trọng là các ngân hàng phải có nguồn huy động với mức lãi suất thấp, song hành với cắt giảm chi phí hoạt động, tăng tự động hóa quy trình cung cấp dịch vụ. Từ đó, ngân hàng có các nguồn dư địađể dành cho khách hàng nhiều ưu đãi hơn khi vay vốn”- Ông Đặng Công Hoàn, Quyền Giám đốc Khối Ngân hàng Bán Lẻ của Techcombank