Nga, Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì vàng

Giá thế giới giảm đã khiến dự trữ vàng của Trung Quốc thiệt hại lớn. Ảnh: Bloomberg
Giá thế giới giảm đã khiến dự trữ vàng của Trung Quốc thiệt hại lớn. Ảnh: Bloomberg
Dự trữ vàng của hai nước này đã mất giá đáng kể trong khoảng 3 tuần qua, khi thị trường xuống đáy 5 năm vì USD mạnh lên và Mỹ sắp tăng lãi suất.

Giá vàng giảm ảnh hưởng lớn tới Nga và Trung Quốc - những nước mua vào nhiều nhất trong 6 năm qua. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng gần 60% từ năm 2009, còn tại Nga là gấp đôi.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giá trị vàng dự trữ của Nga hiện chỉ còn khoảng 44,5 tỷ USD, so với 47 tỷ USD giữa tháng 7. Số liệu của Trung Quốc giảm từ 61 tỷ USD xuống 58 tỷ USD.

Thời gian qua, cả cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc cũng không đủ tăng sức hấp dẫn cho vàng. Lãi suất cao đã hạn chế nhu cầu đối với kim loại quý này, do nó không trả lãi cố định như các kênh đầu tư khác, chẳng hạn như trái phiếu.

"Những người nắm giữ vàng đang rất lo ngại khi vai trò công cụ trú ẩn của nó lung lay. Đôla Mỹ mạnh lên sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường", Edward Dempsey - Giám đốc Đầu tư tại Pension Partners nhận xét.

Những năm gần đây, các quốc đều tăng dự trữ vàng. Động thái này trái ngược với hai thập kỷ trước, khi họ chỉ bán ra.

Ngày 17/7, Trung Quốc thông báo đã tăng dự trữ vàng lên 1.658 tấn. Đây là lần đầu tiên nước này cập nhật số liệu từ năm 2009. Theo IMF, Nga cũng mua vàng nhiều hơn trong tháng 7 và hiện nắm giữ khoảng 1.275 tấn.

Dù vậy, bất chấp việc các Chính phủ đang tích lũy vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, nhà đầu tư lại chỉ muốn bán ra. Tháng trước, giá thế giới đã để mất ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng và về đáy 5 năm tại 1.077 USD sau đợt bán tháo mạnh tại Mỹ và Trung Quốc. Giá hôm nay đang giao dịch tại 1.093 USD một ounce.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.