Nga nổi giận khi Ngoại trưởng Mỹ mỉa mai về việc đưa quân vào Kazakhstan

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nga phản ứng giận dữ với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng Kazakhstan có thể sẽ trải qua một thời gian khó khăn để thoát khỏi quân đội Nga.
Nga nổi giận khi Ngoại trưởng Mỹ mỉa mai về việc đưa quân vào Kazakhstan ảnh 1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Ảnh: Reuters)

Ngày 7/1, ông Blinken chất vấn lý do của Nga về việc đưa binh lính vào Kazakhstan sau khi xảy ra đợt biểu tình bạo lực ở quốc gia Trung Á.

“Một bài học trong lịch sử những năm gần đây cho thấy một khi người Nga đã ở trong nhà bạn thì đôi khi rất khó để khiến họ đi”, ông Blinken nói.

Bộ Ngoại giao Nga gọi phát biểu của ông Blinken là kiểu “khiêu khích điển hình” và chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ đùa cợt về những biến cố đáng buồn ở Kazakhstan. Mátxcơva nói rằng Washington nên phân tích chính hồ sơ can dự của mình vào những nước như Iraq.

“Nếu ông Antony Blinken yêu lịch sử đến thế, ông ta nên nghĩ đến những chuyện khi người Mỹ vào nhà bạn, bạn sẽ khó sống sót mà không bị cướp hay bị cưỡng hiếp”, Bộ Ngoại giao Nga viết trên tài khoản mạng xã hội Telegram. “Chúng ta được dạy điều đó không chỉ với lịch sử gần đây mà cả 300 năm lập quốc của Mỹ”.

Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc đưa quân sang Kazakhstan là hành động hợp pháp để trả lời đề nghị hỗ trợ của Kazakhstan gửi đến Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), một liên minh của các nước từng là thành viên của Liên Xô cũ.

Việc đưa quân vào Kazakhstan diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Mátxcơva và Washington tăng cao khi hai nước chuẩn bị đối thoại về cuộc khủng hoảng Ukraine, bắt đầu từ ngày 10/1.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.