Nga bảo vệ động cơ Su-35 trước nạn sao chép ở Trung Quốc ra sao?

Động cơ AL-41F1S của Su-35
Động cơ AL-41F1S của Su-35
TPO - Chưa thực sự thành công trong việc chế tạo động cơ bản địa trang bị cho máy bay chiến đấu, Trung Quốc có giải pháp đơn giản hơn là mua máy bay chiến đấu nước ngoài có động cơ tiên tiến, như trường hợp mua Su-35 từ Nga.

Động cơ AL-41F1S của Su-35, còn được gọi là ALS-117S, là một động cơ vectơ lực đẩy đặc biệt mạnh mẽ, là bước nhảy vọt so với động cơ AL-31 trên Su-27. Trong khi Trung Quốc ban đầu bày tỏ sự quan tâm đến ALS-117 như một sản phẩm độc lập, Nga từ chối xuất khẩu động cơ và chỉ xuất khẩu nguyên chiếc Su-35, theo bài của National Interest.

Nga khẳng định rằng họ có các biện pháp bảo vệ ALS-117 khỏi nạn sao chép của Trung Quốc. Tuy nhiên, với hồ sơ đáng nghi ngờ của Trung Quốc về tôn trọng sở hữu trí tuệ, rất có thể họ sẽ cố gắng sao chép các bộ phận của ALS-117, mặc dù điều này làm khó hơn nói rất nhiều. Các nguồn tin của Nga khẳng định gần như không thể tiếp cận được “trái tim” của động cơ mà không làm hỏng nó.

Hơn nữa, những khó khăn trước đây của Trung Quốc với động cơ WS-10, mặc dù đã có trong tay động cơ AL-31 của Nga và đã bỏ công nghiên cứu chúng, cho thấy việc truy cập vào các thiết kế động cơ nước ngoài không đồng nghĩa có thể ngay lập tức sản xuất được động cơ có chất lượng tương tự. Việc thiếu tôn trọng các biện pháp bảo vệ bản quyền của Nga có thể hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào các hệ thống tiên tiến của Nga trong tương lai.

Do đó, trong khi Trung Quốc có thể thu được lợi thế ngắn hạn từ việc sao chép ALS-117, việc này có nguy cơ giết chết “con ngỗng đẻ trứng vàng”. Tuy nhiên, tiên lượng nghiệt ngã cho tương lai của ngành công nghiệp vũ khí Nga có thể buộc họ phải nhìn theo một cách khác, vì mất thị trường Trung Quốc sẽ là một đòn đau. Đòn bẩy của Nga cũng đang bị thu hẹp; khi cơ sở công nghệ và công nghiệp của Trung Quốc cải thiện, tầm quan trọng của hàng nhập khẩu từ Nga tiếp tục giảm. Trung Quốc cũng có thể sử dụng ngành công nghiệp máy bay dân sự của mình làm bàn đạp để áp dụng vào quân sự.

Việc tập trung vào hàng không dân dụng mở ra cơ hội hợp tác lớn hơn với các công ty phương Tây đồng thời mở ra thị trường xuất khẩu mới cho công nghệ hàng không Trung Quốc. Ví dụ, Đức quan tâm đến việc mua cánh turbine Trung Quốc, được cho là vượt trội so với thiết kế của Đức về nhiều mặt (trớ trêu thay, phần lớn chuyên môn này đến từ các công ty Đức mà Trung Quốc đã mua lại).

Ngoài ra, hướng đi này còn đáp ứng nhu cầu trong nước, bởi Trung Quốc là thị trường máy bay dân dụng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các công ty Mỹ và châu Âu hoạt động dưới những hạn chế nghiêm trọng liên quan đến chuyển giao công nghệ, phát huy khả năng cung cấp thông tin hữu ích. Ngoài ra, áp lực chính trị hoặc nạn trộm cắp công nghệ có thể khiến các công ty hàng không vũ trụ phương Tây sợ hãi khi đầu tư vào sản xuất của Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Tổng cục Hải quan bổ nhiệm vụ trưởng mới
Tổng cục Hải quan bổ nhiệm vụ trưởng mới
TPO - Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ vừa trao quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Quang Trung - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh - giữ chức Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan.