Trung Quốc chưa thể thực sự là siêu cường khi vẫn phải mua Su-35

Trung Quốc có thể mua thêm Su-35
Trung Quốc có thể mua thêm Su-35
TPO - Đối với một quốc gia tự hào rằng đã phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến, có vẻ lạ rằng “siêu cường Trung Quốc” vẫn cần mua máy bay chiến đấu từ Nga. Đó là nhận định của một bài báo trên National Interest.

Với niềm tự hào của Bắc Kinh về sức mạnh quân sự và kinh tế gia tăng cùng khả năng phát triển các vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu tàng hình, có vẻ đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu máy bay chiến đấu, động cơ phản lực, tên lửa phòng không và các thiết bị khác.

Hiện Nga đang đề nghị bán thêm máy bay chiến đấu Su-35 cho Bắc Kinh - và các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có thể chấp nhận.

Trung Quốc đã mua 24 chiếc Su-35 - phiên bản nâng cấp của dòng Su-27 Flanker ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh - trong đợt bán hàng năm 2015 trị giá 2,5 tỷ USD, theo hãng tin TASS của Nga.

“Chúng tôi đang chờ đợi phản hồi từ Trung Quốc về lời đề nghị mua vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại được sản xuất tại Nga, bao gồm cả các lô máy bay chiến đấu Su-35 bổ sung”, cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga nói với TASS mới đây.

Hai ngày sau, một kênh truyền hình quân sự Trung Quốc đưa tin rằng Trung Quốc có thể mua thêm máy bay Su-35 để thay thế máy bay cũ. Trung Quốc có khoảng 3.000 máy bay - gần bằng quy mô của Không quân Mỹ, trong đó có 1.700 máy bay chiến đấu. Nhưng nhiều máy bay đã lỗi thời, bao gồm hàng trăm bản sao MiG-21 thời Liên Xô do Trung Quốc tự thực hiện.

Do đó, ngay cả khi Trung Quốc trang bị máy bay chiến đấu tàng hình J-20 thế hệ thứ năm - rõ ràng là đối trọng của F-22 và F-35 của Mỹ - Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc đang phải gánh chịu những thách thức hậu cần trong việc duy trì một phi đội máy bay cũ khổng lồ.

Tuy nhiên, tờ Hoàn cầu thời báo trích dẫn một chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng có những lý do khác để mua Su-35. Phó Thiên Thiều nói với Hoàn cầu rằng trong khi Trung Quốc thực sự có thể mua thêm Su-35, họ không có ý định thay thế các máy bay cũ vì máy bay Nga quá đắt và Trung Quốc có quá nhiều máy bay cũ. Việc thay thế nhiều khả năng sẽ được thực hiện bởi các máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước, ông Phó nói.

Đã mua một lô Su-35 trước đây, Trung Quốc không cần học hỏi thêm về mặt kỹ thuật, ông lưu ý. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự mua nhiều hơn, việc này sẽ giúp hỗ trợ hậu cần của Không quân Trung Quốc cho hạm đội máy bay chiến đấu hiệu quả hơn vì sẽ có nhiều phụ tùng hơn và nhân viên tận tâm hơn, ông Phó nói và lưu ý rằng các yếu tố kinh tế và chính trị cũng có thể nâng cao khả năng thỏa thuận do mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga, và việc Trung Quốc mua máy bay sẽ giúp thúc đẩy ngành hàng không của Nga.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.