Vì sao Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga ngày càng ưa chuộng tàu sân bay cỡ nhỏ?

USS America là một tàu tấn công đổ bộ - khái niệm có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai.​
USS America là một tàu tấn công đổ bộ - khái niệm có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai.​
TPO - Với sàn đáp dài và khả năng cho máy bay cất cánh và hạ cánh, sẽ dễ dàng nghĩ rằng các tàu như USS America (LHA-6) là "tàu sân bay". Tuy nhiên, ngoại hình có thể đánh lừa và có nhiều thứ hơn chỉ là bắt mắt với những tàu chiến này. Mỹ, Nhật, Trung Quốc và Nga đều tỏ ra ưa chuộng các tàu sân bay cỡ nhỏ này.

USS America là một tàu tấn công đổ bộ - khái niệm có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Theo National InterestShinshu Maru của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản là tàu đầu tiên được chỉ định là tàu sân bay và đóng vai trò là tàu tấn công đổ bộ. Không giống như phiên bản hiện đại LHA, Shinshu Maru chỉ có thể phóng máy bay qua máy phóng để hỗ trợ một cuộc tấn công đổ bộ, và máy bay phải hạ cánh trên các sân bay đối phương đã bị chiếm lĩnh.

Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoàng gia Anh là người đầu tiên biến một tàu sân bay nhỏ, HMS Ocean (R68), thành một con tàu tấn công. Tàu sân bay lớp Colossus đã thực thi nhiệm vụ này trong cuộc khủng hoảng Suez khi nó được sử dụng để phát động cuộc tấn công trực thăng quy mô lớn đầu tiên.

Hải quân Mỹ xây dựng trên ý tưởng này một lớp tàu được chế tạo đặc biệt để mang theo 20 máy bay trực thăng. Đây là lớp Iwo Jima. Các tàu này có thể vận chuyển hơn 1.700 lính thủy đánh bộ được trang bị đầy đủ và đổ quân bằng trực thăng tại các vị trí trên đất liền.

Tàu trực thăng đổ bộ tiếp theo là lớp Tawara. Năm trong số chín tàu lớp Tawara được lên kế hoạch được xây dựng từ 1971 - 1980, trước khi lớp Wasp kế nhiệm, từ cuối những năm 1980.

Tất cả tám tàu Wasp vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, cùng với hai tàu thuộc lớp America, và trong khi vai trò chính là mang theo một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, LHA linh hoạt hơn nhiều. Nhưng LHA có những hạn chế. Tất cả các máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) của hải quân Mỹ đều được phóng bằng máy phóng, điều mà LHA không thể thực hiện và nó cũng không thể phóng các máy bay tác chiến điện tử như F / A-18G.

Sự phát triển của máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn (V / STOL) như máy bay tấn công AV-8B Harrier II và F-35B Lightning II đã thay đổi cách sử dụng những tàu sân bay nhỏ hơn này.

Tàu USS America hoạt động với ít nhất năm máy bay chiến đấu F-35B Lightning II, máy bay MV-22B Osprey và trực thăng CH-53. Nhưng nó có thể được cấu hình lại khi cần thiết, mang theo 16 chiếc F-35B - một phi đôi ngang tầm với hầu hết các tàu sân bay thực tế trên thế giới, ngoài lớp Nimitz và Ford của Hải quân Mỹ - Charles de Gaulle của hải quân Pháp.

Tuy nhiên, trong khi các tàu chiến này tương tự nhau - tương tự không có nghĩa giống nhau. Có những công việc mà chỉ tàu sân bay lớn mới có thể làm, và có những công việc mà LHA có thể làm. Đó là lý do tại sao cả hai sẽ có khả năng vẫn là đường băng nổi cho tương lai gần và xa hơn.

MỚI - NÓNG