Né tránh, đùn đẩy giám định là biểu hiện 'lừng khừng' trong phòng, chống tham nhũng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, những e ngại, né tránh, đùn đẩy, hoặc ra kết luận chung chung trong giám định, đánh giá tài sản là biểu hiện “lừng khừng” trong thực hiện chủ trương chung của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngày 18/1, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Né tránh, đùn đẩy giám định là biểu hiện 'lừng khừng' trong phòng, chống tham nhũng ảnh 1

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng (ảnh TTXVN)

Tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho biết, thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan chức năng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giám định, định giá tài sản, nhất là đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án.

Tuy nhiên, việc kết luận giám định, định giá nói chung còn chậm, chưa đạt yêu cầu về tiến độ. Một số cơ quan về trưng cầu còn chậm trong việc phân công giám định viên, thành lập Hội đồng đánh giá, phân công không đúng quy định pháp luật, thậm chí còn có biểu hiện e ngại, né tránh, đùn đẩy, hoặc ra kết luận chung chung không rõ vấn đề đúng – sai…

Theo ông, những việc trên cần được xem là biểu hiện lừng khừng trong thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương, trong thực hiện chủ trương chung của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nếu giám định, định giá không đúng, hoặc thẩm định đúng nhưng không được sử dụng một cách công tâm, khách quan…, sẽ có nguy cơ dẫn đến oan sai, ảnh hưởng đến tính công minh của các cơ quan tham gia tố tụng, đến công lý của cả chế độ và niềm tin của nhân dân. Do đó, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm trong trưng cầu, nội dung yêu cầu giám định, định giá phải rõ, thật sự cần thiết, xác định đúng địa chỉ trưng cầu, yêu cầu thời gian phù hợp; không trưng cầu, yêu cầu theo kiểu đánh đố...

Cùng với đó, Thường trực Ban Bí thư đề nghị, khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác giám định, định giá trong tố tụng hình sự. Khi chưa hoàn thiện các văn bản trên thì các cơ quan phải tính toán trong việc phối hợp để cùng bàn bạc, giải quyết, không để việc này trở thành rào cản, không rõ trách nhiệm.

Theo ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, việc giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một trong những hoạt động để làm rõ có tội hay không có tội. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 47 vụ án, 46 vụ việc, trong đó nhiều vụ án, vụ việc phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá.

Việc tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Nhiều vụ án, vụ việc hết thời hạn điều tra nhưng chưa có kết quả giám định, định giá phải tạm đình chỉ xác minh vụ việc, tạm đình chỉ điều tra vụ án.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.