TPO - Thường xuyên ăn, uống nước đá, thực phẩm lạnh có thể dẫn đến sự suy giảm các cơ quan như lá lách, gan hoặc tuyến tụy. Điều đó là do lưu lượng máu bị hạn chế khi cơ thể hoạt động để làm nóng những thức ăn lạnh đủ đến mức nhiệt cần để tiêu hóa nó.
Giữa ngày nóng nực, uống một cốc nước nhiều đá mát lạnh hay thưởng thức một cây kem ốc quế lạnh tê lưỡi… quả thật đem lại cho chúng ta cảm giác sảng khoái vô cùng. Nhưng có một sự thật chúng ta không thể phớt lờ, đó là ăn đồ lạnh không hề tốt cho sức khỏe. Làm tê não (brain freeze) Tê não thường không gây ra thiệt hại lâu dài nhưng bất kỳ đau đớn nào cũng khiến hormone căng thẳng được giải phóng và theo thời gian, căng thẳng quá mức có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tê não xảy ra khi thức ăn lạnh chạm vào một nhóm các dây thần kinh ở phía sau vòm miệng, sau đó gửi tín hiệu gây ra cơn đau đầu. Điều đáng chú ý là nhóm dây thần kinh này cũng liên quan đến chứng đau nửa đầu và khi bị tê não, cơn đau sẽ biến mất khi bó dây thần kinh đó nóng lên. Vì lý do đó, một số người mắc chứng đau nửa đầu cố tình gây ra tình trạng tê não khi họ bị đau đầu. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp nên áp dụng và nó cũng không hiệu quả với tất cả mọi người.
Tê não xảy ra khi thức ăn lạnh chạm vào một nhóm các dây thần kinh ở phía sau vòm miệng, sau đó gửi tín hiệu gây ra cơn đau đầu. Điều đáng chú ý là nhóm dây thần kinh này cũng liên quan đến chứng đau nửa đầu và khi bị tê não, cơn đau sẽ biến mất khi bó dây thần kinh đó nóng lên. Ảnh minh họa: Internet
Tăng cân ngoài ý muốn Bởi vì thức ăn lạnh có thể không được tiêu hóa đúng cách, nếu ăn nhiều sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và báo hiệu cho cơ thể cần nhiều thức ăn hơn. Lúc này, bạn dễ rơi vào tình trạng ăn vặt không kiểm soát làm tăng cân ngoài ý muốn. Gan bị quá tải cũng sẽ lưu trữ nhiều chất béo hơn. Không tốt cho hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá Uống nước đá lạnh thường xuyên gây suy giảm miễn dịch khiến bạn dễ bị cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác. Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn cũng sẽ gây hại đến hệ tiêu hoá của bạn. Khi uống nước lạnh, các mạch máu bị co lại khiến cho việc tiêu hóa gặp khó khăn, đặc biệt khi bạn vừa ăn các thực phẩm nhiều chất béo. Nên uống nước ấm sau khi ăn, điều này giúp bạn tiết chế cảm giác thèm ăn cũng như kích thích sự tiêu mỡ hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu khoa học, khi ăn thức ăn hay đồ uống lạnh, cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để cân bằng nhiệt độ làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn, mỡ dễ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến nội tạng. Ảnh minh họa: Internet
Khiến cơ thể nhanh lão hoá
Theo nghiên cứu khoa học, khi ăn thức ăn hay đồ uống lạnh, cơ thể phải tiêu tốn nhiều năng lượng để cân bằng nhiệt độ làm cho quá trình lão hóa nhanh hơn, mỡ dễ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến nội tạng. Gây táo bón Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. Uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón. Ảnh hưởng đến quá trình hydrate hóa Mục đích chính của việc uống nước là tăng cường quá trình bù nước trong cơ thể. Nhưng uống nước lạnh làm chậm quá trình này. Bởi lượng nước cơ thể hấp thụ cần có nhiệt độ thích hợp. Nhưng uống nước lạnh có thể gây ra mất nước và mất năng lượng.
Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Ảnh minh họa: Internet
Dễ bị nhiễm độc nếu không đảm bảo vệ sinh Những món ăn để trong tủ lạnh sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập nếu bạn không bảo quản và hâm lại đúng cách. Việc không đậy nắp thức ăn thừa, để thức ăn sống chung với thức ăn chín,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vì ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không giết chết vi khuẩn hoàn toàn. Tổn thương nội tạng Theo thời gian, việc tiếp xúc liên tục với thực phẩm lạnh có thể dẫn đến sự suy giảm các cơ quan như lá lách, gan hoặc tuyến tụy. Điều đó là do lưu lượng máu bị hạn chế khi cơ thể hoạt động để làm nóng những thức ăn lạnh đủ đến mức nhiệt cần để tiêu hóa nó. Các cơ quan này cũng có thể không nhận được nhiều năng lượng ở mức cần thiết để vận hành hiệu quả các chức năng trong quá trình tiêu hóa. Các vấn đề sức khỏe chưa xuất hiện ngay bây giờ khi bạn đang thưởng thức một ly sinh tố trái cây mát lạnh trong mùa hè nóng nực. Nhưng có lẽ bạn sẽ bắt đầu tập ăn uống thức ăn ở nhiệt độ phòng và lưu trữ trái cây, rau quả trong khay đựng thông thường thay vì tủ lạnh khi biết đó là cách dễ dàng để giữ cho toàn bộ cơ thể hoạt động tối ưu khi bạn già đi.
Uống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Internet
Giảm năng lượng Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài. Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng. Làm chậm nhịp timUống nước đá có thể khiến nhịp tim của bạn giảm xuống. Điều này là do tĩnh mạch thần kinh ở phía sau cổ và hệ thống thần kinh tim bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh giảm đột ngột. Nhức đầu Kem hoặc kem đá khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. Điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu.