TPO - Giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân bị nghi nâng điểm cho SV 'chạy' vào lớp chất lượng cao; Cô giáo lộ ảnh 'nóng' khi tập huấn trực tuyến bị dừng đứng lớp; Nhầm lẫn tuyển sinh, nữ sinh trường chuyên từ đậu thành rớt đại học... là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.
TPO - Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, tỷ lệ 30% điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT đang được áp dụng không hợp tình, hợp lý, thậm chí còn tác động không tốt đến việc dạy và học ở trường phổ thông.
TPO - Trường ĐH Hoa Sen vừa đình chỉ công tác, đồng thời chấm dứt hợp đồng với một giảng viên thỉnh giảng do bị tố "vòi" tiền hàng loạt sinh viên để nâng điểm.
TPO - Khai trước tòa, bị cáo Trần Xuân Yến nói được cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La - ông Hoàng Tiến Đức đưa danh sách nhờ giúp cho 8 thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
TPO - Sau khi có thông tin đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT lên kiểm tra, bị cáo Trần Xuân Yến - cựu PGĐ Sở GD&ĐT Sơn La gọi điện cho Nguyễn Thị Hồng Nga sang nhà. Tại đây, Yến tải phần mềm rồi hướng dẫn Nga xóa hết dữ liệu nâng điểm thi trong máy tính đề phòng bị phát hiện.
TPO - Trong phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tại Sơn La sáng 21/5, có nhiều người từng đảm nhận những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục và công an tại tỉnh Sơn La.
TPO - Tự bào chữa, giáo viên ở Hòa Bình cho rằng hành vi gian lận, nâng điểm của mình không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm cho xã hội như viện kiểm sát khẳng định…
TPO - Nguyên Phó hiệu trưởng ở Hòa Bình khai, được cấp trên đề nghị nhận toàn bộ trách nhiệm trong việc nâng điểm bài thi THPT năm 2018 với lời hứa, "đời sống vợ con bên ngoài các anh lo".
TP - Trong vai trò người liên quan, các phụ huynh khẳng định không nhờ giúp đỡ, không đưa tiền như cáo trạng thể hiện. Một phụ huynh còn cho rằng con mình “bị” nâng điểm và đề nghị cơ quan tố tụng làm rõ mục đích của người nâng điểm.
TPO - Ra tòa, các giáo viên, cán bộ ở Hòa Bình khai họ bị ép buộc hoặc do nể nang nên nhận giúp nâng điểm. Trưởng phòng khảo thí nói thêm: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".
TP - Các giám khảo năm 2018 ở Hòa Bìnhkhẳng định, họ không muốn chấm cho bài điểm “chết” lên hơn 7 điểm nhưng bị cấp trên ép buộc, nói đây là bài của người nhà lãnh đạo. Thậm chí, có bài thi 2 tờ nhưng 1 tờ không phải chữ của thí sinh.
TPO - Qua kiểm tra, UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long khẳng định việc hàng trăm bài kiểm tra học kỳ I môn Địa lý được nâng từ 0,75 – 7 điểm không phải để chạy thành tích hay trục lợi, mà xuất phát từ yếu tố nhận thức tự phát cá nhân của giáo viên bộ môn. Đồng thời, địa phương này sẽ tổ chức cho học sinh lớp 7 kiểm tra lại kết quả học kỳ I môn Địa lý vào ngày 21/5 tới.
TPO - Giáo viên chấm thi trình bày bị cấp trên ép chấm bài thi Ngữ Văn từ điểm chết lên 8 điểm, nếu không cũng phải 7,5 vì đây là bài của lãnh đạo gửi gắm.
TPO - Nâng điểm xong, các cán bộ “giao dịch” ở nơi hoang vắng như đỉnh dốc Cun hoặc gặp thoáng qua nhận tiền, không nói câu gì. Bị cáo khai được sĩ quan an ninh dặn, nếu ai hỏi về các cuộc điện thoại nâng điểm phải nói đây là cuộc gọi trao đổi về hoa lan.
TPO - Tố tụng cho rằng, 18 cán bộ chấm thi trực tiếp nâng điểm môn Ngữ Văn chỉ làm theo chỉ đạo nên không phạm tội. Tương tự, một sĩ quan an ninh Công an tỉnh Hòa Bình dù thực hiện không đúng quy chế nhưng không cấu thành tội phạm.
TPO - Cựu sĩ quan an ninh Nguyễn Minh Khoa bị điều tra hành vi đưa hối lộ để nhờ nâng điểm thi THPT. Trước đó, một trưởng phòng thuộc Sở giáo dục Sơn La khai đã được ông Khoa đưa 1 tỷ đồng và hứa cho thêm 1,1 tỷ đồng...
TPO - Ngày 26/2, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại tỉnh Hà Giang. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của Triệu Thị Chính – nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang.
TPO - Sau khi tòa án trả hồ sơ vụ gian lận điểm thi tại Sơn La, cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung nhằm làm rõ hành vi đưa - nhận hối lộ, đồng thời bắt tạm giam nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh này.
TPO - Tại tòa, bị cáo Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La tố điều tra viên ghi biên bản hỏi cung không đúng lời khai và bản thân ông chỉ nhờ xem điểm, không yêu cầu cấp dưới nâng điểm.
TPO - Tới tòa với tư cách nhân chứng, anh Trần Hà Thắng (cán bộ Công an tỉnh Hà Giang) thừa nhận nhờ bị cáo Lê Thị Dung "giúp đỡ" 4 thí sinh tự do, là công an nghĩa vụ và các thí sinh này được nâng điểm rất cao. Tuy nhiên, nhân chứng này từ chối khai báo nhiều tình tiết trước tòa.
TP - Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai: vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang khởi nguồn từ 5 cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT, trong đó có bị cáo Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính (đều là phó giám đốc Sở) nhờ nâng điểm cho con em họ. Ngoài ra, bị cáo Hoài cũng được Phó Chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh) nhờ nâng điểm.
TPO - Sáng nay (14/10), 5 bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương nguyên trưởng và phó Phòng Khảo thí; Triệu Thị Chính, Phạm Văn Khuông, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT cùng Lê Thị Dung, cán bộ Công an tỉnh hầu tòa liên quan vụ gian lận, nâng điểm 106 thí sinh trong kỳ thi THPT 2018 tại tỉnh này.
TPO - Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định, 18 giám khảo, cán bộ chấm thi tại Hòa Bình tham gia can thiệp, nâng điểm cho 20 thí sinh môn Ngữ văn từ 1,25-4,5 điểm.
TPO - Chánh án tỉnh Hà Giang được xác định có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Do đó, việc giải quyết vụ án hoặc phát ngôn được phân công cho các Phó chánh án.
TPO - Ngày 1/10, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Theo đó, 151 cán bộ, đảng viên của tỉnh có liên quan vụ gian lận thi cử.
TPO - Ngày 20/9, Cơ quan ANĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố 15 bị can trong vụ án nâng điểm thi THPT Quốc gia các năm 2017 - 2018 tại Hòa Bình.
TPO - Rất nhiều cán bộ, lãnh đạo liên quan giân lận điểm thi ở Sơn La được triệu tập tới tòa làm nhân chứng, người liên quan nhưng vắng mặt. Bên ngoài, lực lượng cảnh sát được bố trí dày đặc...
TPO - Ngày 13/9, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, UBKT Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành kỷ luật 15 đảng viên có con được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trước đó UBKT Huyện ủy Kim Bôi (Hoà Bình) cũng thi hành mức kỷ luật “khiển trách” đối với 4 đảng viên có con được nâng điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018