Năm 2014, Việt Nam hứng chịu khoảng 10 cơn bão

Bão lũ ngày càng phức tạp, khó lường và gây hậu quả nghiêm trọng
Bão lũ ngày càng phức tạp, khó lường và gây hậu quả nghiêm trọng
TPO - Trong năm 2014, diễn biến thời tiết cả nước phức tạp, khó lường, dự báo có khoảng 9 - 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông, đổ bộ vào Việt Nam.

Thông tin được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ (DBKTTVTƯ) nhận định tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 tổ chức Đà Nẵng, sáng nay (4/4). Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Bão lũ năm 2013: Kỷ lục

Theo Trung tâm DBKTTVTƯ, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, diễn biến khó lường. Tất cả các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong năm 2013 trước khi đổ bộ vào đất liền đều có hướng di chuyển và diễn biến về cường độ rất phức tạp.

Năm 2014, Việt Nam hứng chịu khoảng 10 cơn bão ảnh 1

Đây là năm ghi nhận được hoạt động của bão và ATNĐ trên biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong 50 năm qua.

Đã có 14 cơn bão và 5 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông nhiều hơn hẳn so với số liệu TBNN. Trong số 14 cơn bão hoạt động trên Biển Đông có đến 9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và trong số 5 ATNĐ thì chỉ duy nhất có 1 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam (ATNĐ tháng 11).

Năm 2014, Việt Nam hứng chịu khoảng 10 cơn bão ảnh 2
 

Đáng kể, trong số 9 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta có đến 3 cơn bão có cường độ mạnh (≥ cấp 12), đạt kỷ lục về số cơn bão mạnh đổ bộ vào nước ta. Đặc biệt, cơn bão số 13 (Haiyan) là cơn bão rất mạnh về cường độ có thể so sánh với bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ.

Bão này được hình thành ở vĩ độ rất thấp (6,10N), đổ bộ vào Philippin với cường độ trên cấp 17 (vượt quá khung bảng tính cường độ gió trên khu vực biển Thái Bình Dương) sau đó đi vào Biển Đông vẫn giữ cường độ cấp 14, cấp 15, đổi hướng di chuyển lên phía bắc đổ bộ vào hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng, với cường độ gió cấp 11, cấp 12 và giật đến cấp 14 gây hậu quả rất lớn về người và tài sản cho người dân tại các khu vực nói trên;

Năm 2014, Việt Nam hứng chịu khoảng 10 cơn bão ảnh 3

Đánh giá của Trung tâm DBKTTVTU cho thấy: Hướng di chuyển của cơn bão số 13 rất phức tạp và không theo quy luật khí hậu (thông thường vào thời điểm cuối mùa bão, hướng di chuyển của các cơn bão thường di chuyển về phía Tây thậm chí là Tây Nam, đổ bộ vào khu vực các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ) gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo

Phức tạp, khó lường

Theo Trung tâm DBKTTVTƯ, ngay đầu năm 2014, bão và ATNĐ xuất hiện sớm ở trên Biển Đông. Dự báo mùa mưa, bão, lũ năm 2014, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, lãnh đạo trung tâm này nhận định: số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông có khả năng ở mức thấp hơn một ít so với giá trị trung bình nhiều năm (TBNN) với khoảng 9-10 cơn (TBNN: khoảng 10-12 cơn) và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta cũng ở mức thấp hơn một ít so với TBNN, khoảng 4-5 cơn (TBNN: khoảng 5-6 cơn).

Trung tâm này cho rằng: Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm, và tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 7. Trong đó, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt.

Riêng mùa mưa, khả năng đến muộn hơn bình thương; tổng lượng mưa các tháng nửa đầu mùa (từ tháng 5-7/2014) thấp hơn một ít so với TBNN; nửa cuối mùa (từ tháng 8-10/2014) ở mức xấp xỉ với TBNN. Các đợt mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ tập trung vào thời kỳ các tháng từ tháng 6 đến tháng 8/2014. Với tình trạng này nhiều vùng miền cả nước có khả năng khô hạn kéo dài, thiếu nước.

Mùa lũ năm 2014 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên được dự báo xuất hiện đúng quy luật hàng năm. Đỉnh lũ năm 2014 trên hầu hết các sông đều thấp hơn đỉnh lũ năm 2013

Tuy nhiên, cần lưu ý đề phòng mưa lớn trong thời đoạn ngắn gây lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên. Tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại các cửa sông ở các tỉnh ven biển Trung”, lãnh đạo Trung tâm này cảnh báo.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".