Mỹ tính lập mạng lưới tên lửa chặn lối ra biển của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Tàu ven bờ USS Gabrielle Giffords của Mỹ phóng tên lửa trong một cuộc tập trận chung với lực lượng Philippines. (Ảnh: US Navy)
Tàu ven bờ USS Gabrielle Giffords của Mỹ phóng tên lửa trong một cuộc tập trận chung với lực lượng Philippines. (Ảnh: US Navy)
TPO - Mỹ sẽ tăng cường năng lực răn đe với Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa dọc chuỗi đảo thứ nhất, sử dụng một phần trong ngân sách 27,4 tỷ USD dành cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong 6 năm tới, Nikkei đưa tin.

Đây là đề xuất cốt lõi trong Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ vừa trình lên Quốc hội nước này để xem xét. 

“Mối nguy hiểm lớn nhất đối với tương lai của Mỹ tiếp tục là sự suy giảm năng lực răn đe truyền thống. Nếu Mỹ không có năng lực răn đe đáng kể, Trung Quốc sẽ có những hành động ở khu vực và toàn cầu để thay thế các lợi ích của Mỹ. Khi cân bằng quân sự ở Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ tích luỹ thêm rủi ro để từ đó khiến đối thủ cố tình đơn phương thay đổi nguyên trạng”, đề xuất viết. 

Cụ thể, sáng kiến kêu gọi “xây dựng lực lượng tích hợp với các mạng lưới tấn công chính xác ở phía tây Đường chuyển ngày quốc tế  dọc chuỗi đảo thứ nhất, hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp ở chuỗi đảo thứ hai, và một thế trận lực lượng phân tán để duy trì sự ổn định, nếu cần thiết, sẽ toả ra và duy trì các hoạt động chiến đấu trong thời gian kéo dài”. 

Chuỗi đảo thứ nhất là một nhóm đảo trong đó bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), đảo Okinawa (Nhật Bản) và Philippines – dải mà Trung Quốc coi là tuyến phòng thủ đầu tiên. 

Chiến lược “chống tiếp cận/từ chối tiếp cận” của Bắc Kinh chủ trương đẩy các lực lượng Mỹ ra khỏi vùng biển trong chuỗi đảo đầu tiên thuộc Biển Đông và Hoa Đông. 

Trung Quốc cũng muốn đẩy Mỹ ra ngoài chuỗi đảo thứ hai ở Tây Thái Bình Dương, bắt đầu từ miền đông nam Nhật Bản xuống đảo Guam và Indonesia. 

Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương nộp kế hoạch đầu tư cho các năm tài khoá từ 2022 đến 2027 cho Quốc hội trong tháng này. 

Trong năm tài khoá 2022, lực lượng này đề xuất cấp ngân sách 4,7 tỷ USD, hơn gấp đôi khoản 2,2 tỷ USD cho năm tài khoá 2021 và gần bằng mức 5 tỷ USD mà Washington chi hằng năm để đối phó với Nga. 

Khoản đề xuất 27,4 tỷ USD cho giai đoạn 6 năm tới tới cao hơn 36% so với giai đoạn tính đến năm tài khoá 2020, cho thấy Mỹ đang ngày càng bất an với các hoạt động của Trung Quốc quanh Đài Loan, trên Biển Đông và Hoa Đông. 

Trong bài phát biểu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington hôm 4/3, Đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương, nói rằng đang có những lo ngại cho giai đoạn 6 năm tới rằng Trung Quốc có thể tìm cách thay đổi nguyên trạng ở khu vực, nhất là với Đài Loan. 

“Và tôi sẽ nói rằng sự thay đổi nguyên trạng đó có thể là lâu dài”, ông nói. 

Đề xuất sẽ được các nghị sĩ thảo luận và tiếp đó Washington sẽ bàn với những nước liên quan đến việc triển khai. 

Theo Theo Nikkei
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.