Mất 3,9 tỷ đồng mỗi ngày vì tin nhắn chứa mã độc

Mất 3,9 tỷ đồng mỗi ngày vì tin nhắn chứa mã độc
TPO - Thống kê mới nhất của Công ty An ninh mạng Bkav cho thấy 22,7% smartphone ở Việt Nam từng bị lây nhiễm mã độc. Số lượng mã độc tấn công smartphonr tăng nhanh thời gian qua.

Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2014, phần mềm bảo vệ Smartphone Bkav Mobile Security đã cập nhật 621.000 mã độc mới xuất hiện, vượt xa số lượng 528.000 của cả năm 2013. Đặc biệt, mỗi ngày có 262.000 điện thoại bị nhiễm loại mã độc gửi tin nhắn SMS đến đầu số tính phí. Đây là các đầu số thu phí 15.000 VNĐ/1 tin nhắn, tính ra mỗi ngày người sử dụng Việt Nam bị “móc túi” số tiền khổng lồ lên tới 3,9 tỷ đồng.

Lý giải cho việc vì sao người dùng dễ bị “móc túi” như vậy, các chuyên gia nhận định dòng virus gửi tin nhắn SMS ẩn mình trong các ứng dụng mạo danh các tựa game nổi tiếng như Fruit Ninja, Flappy Bird, Pikachu… Đồng thời, một lượng lớn mã độc cũng đã được phát tán thông qua các phần mềm hack/crack game hoặc phần mềm xem phim, ảnh sex... Khi cài các ứng dụng này, người dùng sẽ bị mất tiền do virus gửi tin nhắn đến các đầu số thu phí giá cao ở Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: “Chỉ trong 5 tháng, chúng tôi đã ghi nhận hơn 1,8 triệu ứng dụng chứa mã độc hại được tung lên các chợ ứng dụng. Xu thế tội phạm mạng chuyển dịch hướng tấn công sang các thiết bị di động ngày càng rõ nét, virus trên mobile đã đến thời kỳ bùng nổ”.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng chống mã độc, người dùng tuyệt đối không cài phần mềm từ nguồn không rõ ràng, đồng thời cẩn trọng khi kết nối điện thoại của mình với một máy tính mà không chắc máy tính đó có sạch virus hay không.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.