"Lượng tiền đổ nhàn rỗi vào hệ thống sau Tết đã tăng mạnh khiến thanh khoản tiếp tục dồi dào, chúng tôi cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục trong ngắn hạn", Bản tin thị trường nợ ngày 8/3 của công ty chứng khoán MB cho hay.
Thông tin cập nhật cũng cho biết thêm: Từ ngày 15/2-28/2/2018, trên kênh tín phiếu, NHNN hút ròng 50600 tỷ đồng trên hai kênh tín phiếu và OMO, trong đó tín phiếu hút về 50600 tỷ đồng và không có tín phiếu đáo hạn trong khi trên kênh OMO thì NHNN không thực hiện giao dịch nào.
"Do thanh khoản trong thời điểm này dồi dào, chúng tôi cho rằng tôi tiếp tục cho rằng NHNN sẽ duy trì động thái hút ròng nhẹ nhàng trong thời gian tới.", MBS viết.
Diễn biến cùng chiều, theo đó từ ngày 12-28/2/2018, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống trung bình 1.71%/năm, 1.94%, 2.2% và 2.5% đối với qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Từ ngày 15/2-28/2/2018, trên kênh tín phiếu, NHNN hút ròng 50600 tỷ đồng trên hai kênh tín phiếu và OMO, trong đó tín phiếu hút về 50600 tỷ đồng và không có tín phiếu đáo hạn trong khi trên kênh OMO thì NHNN không thực hiện giao dịch nào.
Như Tiền phong đã thông tin, hiện lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng nhẹ ở một số ngân hàng sau Tết, ví dụ như Eximbank, Nam A Bank và Techcombank tăng 0.1-0.2 điểm phần trăm theo kỳ hạn so với trước đây. Lãi suất huy động của nhóm ngân hàng nhỏ, đang tái cơ cấu hơn các ngân hàng lớn hiện 1.9 – 2.6% một năm cho kỳ hạn 6 tháng.
Theo Nghị quyết của Chính phủ, Thống đốc ngân hàng nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế. 4 NHTM Nhà nước là Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV đã quyết định điều chỉnh giảm ngay 0.5%/năm lãi suất cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với khách hàng tốt thuộc các lĩnh vực ưu tiên. Chúng tôi cho rằng lãi suất cho vay sẽ ở mức 6-7% ở đa số ngân hàng trong trung hạn và dài hạn.
Tuy nhiên MBS cũng bày tỏ sự lo ngại về CPI khi chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2018 tăng 2.90% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; CPI tháng 2/2018 tăng 1.24% so với tháng 12/2017 và tăng 3.15% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1.53% (lương thực tăng 1.44%; thực phẩm tăng 1.71%), chủ yếu do tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán tăng lên và nhu cầu gạo cho các hợp đồng xuất khẩu.
Còn theo thông tin từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) về lãi suất cho vay: mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6 - 6,5%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 9 - 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 -9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn
Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo vào khoảng 2,5%. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tập trung cao ở các TCTD yếu kém, trong diện tái cơ cấu. Nợ xấu tiềm ẩn trong tất cả các khoản nợ cơ cấu lại, TPDN, và các khoản phải thu bên ngoài. Ngoài ra, một số TCTD đã mua lại nợ xấu bán cho VAMC để tự xử lý.Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng ngay từ tháng 1/2018.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết: tính đến hết tháng 2/2018, vốn huy động tăng 0,5% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ tháng 1/năm 2016 và năm 2017 đều giảm lần lượt là 0,8% và 1,3%). Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ tăng 0,6%, chiếm 90,3% tổng vốn huy động; vốn huy động bằng ngoại tệ giảm 0,3%, chiếm 9,7% tổng vốn huy động.