Luật Đầu tư sửa đổi: Quy định rõ ngành nghề cấm mới thông qua

“Tôi thấy hơi đặc biệt, rất cam go, có lẽ do quá phức tạp”, Bộ trưởng Vinh than thở. Ông cũng cho biết sẽ có công văn hỏa tốc gửi các bộ để tháng 9 có thể tập hợp được danh mục cấm đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội. Ả
“Tôi thấy hơi đặc biệt, rất cam go, có lẽ do quá phức tạp”, Bộ trưởng Vinh than thở. Ông cũng cho biết sẽ có công văn hỏa tốc gửi các bộ để tháng 9 có thể tập hợp được danh mục cấm đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội. Ả
TPO - Sáng 11/8, phát biểu về dự án Luật Đầu tư sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Luật phải quy định rõ ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề hạn chế kinh doanh, mới có thể thông qua.

Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; điều kiện và thủ tục đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; chính sách ưu đãi và bảo đảm đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.

Nội dung các đại biểu quan tâm thảo luận chính là cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, cơ chế bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân sẽ được quy định trong luật ra sao.

Các ý kiến cho rằng, dự thảo cần quy định rõ danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Những nội dung này phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong Luật, tránh việc để Chính phủ quy định sau.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cùng lưu ý, cần rà lại các điều cấm và quy định rõ hơn. Ngoài ra, Luật phải tạo ra sự thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh, tránh để dân bị phiền hà, sách nhiễu.

Tuy nhiên, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, Ban soạn thảo lại chưa đưa ra được danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Giải thích sự chậm trễ này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh – thay mặt Ban soạn thảo cho biết - "đúng ra hôm nay phải có danh mục này”. 

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, cơ quan soạn thảo đã thống kê danh mục thực trạng cấm kinh doanh hiện hành (đã in ra một tập). Đại biểu Quốc hội cũng có đề nghị Dự thảo luật cần đưa ra một danh mục cụ thể những ngành nghề sẽ cấm, sẽ hạn chế tại Dự thảo luật sửa đổi.

“Sau kỳ họp, Bộ KH&ĐT và cả Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ gửi danh mục ngành nghề cấm kinh doanh của bộ, ngành mình, nhưng đến nay mới chỉ có 3 bộ trả lời… Thực ra những ngành nghề cấm kinh doanh “nằm” nhiều ở những ở bộ khác. Lẽ ra hôm nay phải có, nhưng các bộ vẫn chưa trả lời mặc dù chúng tôi đã nhắc nhiều lần. Có khi tình hình này, Uỷ ban Tường vụ Quốc hội phải cho công văn yêu cầu. Chúng tôi nhắc hai lần rồi và Thủ tướng đã nhắc các bộ trưởng tại phiên họp Chính phủ, nhưng chưa thấy các bộ trả lời”, ông Vinh nêu lý do.

Bộ trưởng Vinh cũng cho biết, Bộ KH&ĐT “đã chủ động tự rà soát” thấy hiện có 51 ngành nghề cấm, 368 ngành nghề có điều kiện nhưng việc rà soát vô cùng phức tạp, khó khăn. Khả năng chỉ có thể trình danh mục ngành nghề cấm, còn kinh doanh có điều kiện thì rất phức tạp.

“Trong tình hình này phải du di một tý, nên để Chính phủ quy định sau khi xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc quy định rồi báo cáo Thường vụ. Tinh thần là sẽ hạn chế phải giao Chính phủ quy định, phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, chúng tôi sẽ cố gắng làm”, ông Vinh phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Ban soạn thảo Dự án Luật cần rà soát danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện cũng như lĩnh vực ngành nghề được ưu đãi; đồng thời hạn chế bớt nội dung giao Chính phủ quy định.

“Lĩnh vực cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, phải được làm rõ thì tới kỳ họp cuối năm nay Quốc hội mới có thể thông qua luật”, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân chốt lại.

MỚI - NÓNG