Liên minh châu Âu tìm cách 'tái cân bằng' với Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Quốc kỳ các nước EU trước tòa nhà Quốc hội Slovenia ở thủ đô Ljubljana. Ảnh: AP
Quốc kỳ các nước EU trước tòa nhà Quốc hội Slovenia ở thủ đô Ljubljana. Ảnh: AP
TP - Trong cuộc họp đầu tiên về Trung Quốc sau một năm, các lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bàn về sự cần thiết phải “tái cân bằng” quan hệ của khối với Bắc Kinh, một quan chức tham dự cuộc họp cho biết.

Bên cạnh vấn đề Trung Quốc, 27 lãnh đạo quốc gia tham dự cuộc họp ở thủ đô Ljubljana của Lithuania vào tối 5/10 (theo giờ địa phương, sáng 6/10 theo giờ Hà Nội) còn bàn về quan hệ với Mỹ, vấn đề Afghanistan và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cuộc họp không chính thức lần này tập trung vào “vai trò của EU trên trường quốc tế”, trong đó Trung Quốc là một vấn đề quan trọng, Euro News đưa tin.

Phát biểu trước hội nghị, quan chức các nước cho biết, lãnh đạo của họ sẽ nỗ lực làm rõ quan điểm của EU đối với Trung Quốc, sau rất nhiều thay đổi trong 1 năm kể từ lần họp gần đây nhất với Bắc Kinh. “Chúng tôi cảm thấy sau 1 năm, trong một thế giới toàn cầu mà căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, EU cần làm rõ quan điểm của mình”, một quan chức EU nói. “EU cần bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình cũng như công dân của mình, vì thế việc định nghĩa lợi ích sẽ giúp chúng tôi có thể đối thoại với Trung Quốc và Mỹ. Nói tóm lại, đó là ý tưởng của cuộc họp lần này”, vị quan chức giải thích.

Một nội dung quan trọng trong cuộc thảo luận là tương lai của thỏa thuận đầu tư mà EU đã ký với Trung Quốc nhưng chưa được Nghị viện châu Âu thông qua, trong bối cảnh quan hệ hai bên đang còn một số khúc mắc. Công việc kỹ thuật liên quan đến thỏa thuận vẫn đang diễn ra ở Brussels. Dù nó không thể đi vào thực tế nếu không được cơ quan lập pháp của EU thông qua nhưng vẫn được một số nước coi là ưu tiên.

Sven Biscop, giám đốc Viện Egmont, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách ở Brussels, nói rằng Trung Quốc là một ưu tiên với EU, nhưng không theo cách như của Washington. “Đối với Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc gần như được coi là một cuộc khủng hoảng vị thế. Nếu định danh của bạn là siêu cường số 1 thế giới, rồi đột ngột vị trí của bạn bị thách thức, bạn sẽ hiểu vì sao điều đó trở thành trọng tâm trong hầu hết chính sách đối ngoại của Mỹ”, Biscop nói.

Trong bối cảnh đó, các lãnh đạo EU đang bàn về khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc và xem xét liệu có nên tổ chức trên nền tảng “27 + 1” với tất cả các lãnh đạo của khối tham gia, hay chỉ nên làm ở quy mô nhỏ hơn. Một cuộc họp như vậy được dự kiến tổ chức tại Leipzig (Đức) vào tháng 9 năm ngoái, nhưng bị hủy vì tình hình COVID-19 và được thay thế bằng hội nghị trực tuyến đơn giản hơn.

Cuối tuần qua, báo South China Morning Post đưa tin EU đang xúc tiến đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giảm bớt căng thẳng. Các nhà ngoại giao ở Brussels nói rằng Đại sứ quán Mỹ “liên tục làm phiền” họ trong những vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

Tối 4/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden theo đề xuất của Washington, Politico đưa tin. Trong cuộc nói chuyện, hai bên đồng ý về việc bảo vệ nhân quyền và gây sức ép với Trung Quốc trong chính sách công nghiệp. Tuy nhiên, bà Von der Leyen nhắc lại quan điểm rằng EU “không có ý định tách khỏi Trung Quốc”.

Nhiều khác biệt

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước thành viên EU về quan hệ với Trung Quốc.

Lithuania gần đây làm mất lòng Bắc Kinh khi cho phép Đài Loan (Trung Quốc) mở văn phòng đại diện sử dụng tên Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Bắc Kinh coi đây là hành động vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc”. Dù vấn đề này nằm trong chương trình nghị sự của các lãnh đạo, nhưng một quan chức EU gạt bỏ ý kiến cho rằng đây là một vấn đề trọng tâm. “Chúng tôi cần những thảo luận chiến lược ở cấp cao nhất khi nói về Lithuania. Đương nhiên chúng tôi sẽ trao cơ hội để Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda giải thích những gì mà nước này đang trải qua, và đương nhiên sẽ có sự đoàn kết lớn từ các nước thành viên EU”, vị quan chức nói.

Một nguồn tin từ Chính phủ Lithuania tiết lộ rằng Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Đức Angela Merkel đã quở trách Tổng thống Nauseda vì gây xáo trộn cho quan hệ với Trung Quốc. Bà Merkel luôn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Bắc Kinh trong suốt 16 năm bà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và dù sắp hết nhiệm kỳ, bà vẫn tìm cách duy trì chính sách đó.

Trong khi đó, Pháp gửi thông điệp mạnh mẽ để ủng hộ Lithuania trong vấn đề này. Hôm qua, một nhóm thượng nghị sĩ Pháp đến Đài Loan (Trung Quốc) để thực hiện chuyến thăm kéo dài 5 ngày, bất chấp việc Bắc Kinh cảnh báo hành động này sẽ gây tổn hại cho quan hệ hai nước.

Nhóm do thượng nghị sĩ Alain Richard dẫn đầu sẽ có cuộc gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, các quan chức kinh tế và y tế cũng như Hội đồng các vấn đề đại lục. Từng là bộ trưởng quốc phòng, ông Richard đã hai lần thăm Đài Loan vào các năm 2015 và 2018. Trước khi chuyến đi diễn ra, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp nói rằng chuyến thăm sẽ không chỉ gây tổn hại cho các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và làm suy yếu quan hệ Trung - Pháp, mà còn ảnh hưởng đến “danh tiếng và các lợi ích” của Paris.

MỚI - NÓNG
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
TPO - Nhận định bóng đá Man City vs MU, vòng 16 Ngoại hạng Anh 2024/25 lúc 23h30 ngày 15/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Man City đang suy yếu, mang đến cơ hội tuyệt vời để MU tạo ra sự khác biệt sau những kết quả nghèo nàn ở các trận derby Manchester trước.
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
TPO - Pep Guardiola khẳng định ông "không đánh mất phòng thay đồ" tại Manchester City. Ông tuyên bố rằng ngay khi cảm nhận được các học trò không ủng hộ mình, vị HLV này sẽ rời đi ngay lập tức. Đây là thông điệp đanh thép của Pep nhằm phủ nhận những mâu thuẫn nội bộ tại Man City.