Lầu Năm Góc thừa nhận không quân Mỹ ngày càng lạc hậu

Lầu Năm Góc thừa nhận không quân Mỹ ngày càng lạc hậu
TPO - Lầu Năm Góc cảnh báo: Mỹ không thể sử dụng một cách đầy đủ một trong những thành tố quân sự chính của mình – đó là Không quân. Không quân Nga và Trung Quốc đang ngày càng phát triển, còn Mỹ không thể cạnh tranh được với Nga về sức mạnh cũng như việc hoàn toàn kiểm soát mọi khu vực xung đột.

Hãng tin BreakingDefence cho rằng, trên thế giới đã hình thành nhiều khu vực bất ổn định: Syria, Ukraine, Trung Đông và châu Phi. Tại những khu vực đó đang diễn ra các cuộc xung đột, và Mỹ phải giành lại được vai trò sen đầm thế giới.

Tuy nhiên, để làm được điều đó là không thể bởi thành tố quân sự chính – Không quân – hiện không thể tỏ ra hiệu quả trong giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Hơn nữa, các nhà quân sự nước này cũng đang đầy hoài nghi về tình trạng thực tế của Không quân Mỹ có thể so sánh với Không quân của Nga hay không.

Lầu Năm Góc cảm thấy rất tiếc khi xác nhận rằng, Không quân Mỹ đã trải qua giai đoạn xuất sắc nhất trong quá trình tồn tại của mình do số lượng máy bay ít và kỹ thuật lạc hậu, hoặc do sự tụt hậu của những thiết bị bay đang được sử dụng. Không quân Mỹ đang ở tình trạng không thể đánh trả được các mối đe dọa kỹ thuật công nghệ cao ngày càng phát triển.

Bộ trưởng Không quân Mỹ, bà Heather Wilson, trong một bài phát biểu của mình đã cho biết, Không quân Mỹ hiện có thể được coi là yếu nhất, lỗi thời nhất trong lịch sử đất nước. Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông John McCain đồng ý với quan điểm của bà Heather Wilson và nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng diện rộng của Không quân Mỹ nếu không được giải quyết sẽ tạo nên sự hoài nghi về khả năng của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

Các tác giả của tạp chí BreakingDefence nhấn mạnh, Không quân Mỹ đang có 2 vấn đề ở phạm vi toàn cầu.

Thứ nhất, đó là việc mua sắm và sở hữu những thiết bị lạc hậu hoặc lỗi thời. Ví dụ, người Mỹ cần thay thế các tiêm kích và máy bay ném bom F-22 và B-2. Việc hiện đại hóa chúng là rất phức tạp, nhưng không phải luôn luôn và có thể làm được. Ngoài ra, công nghệ tàng hình của chúng đã mất hiệu quả.

Thứ hai là việc mua sắm những máy bay chiến đấu mới với số lượng hạn chế, điều này liên quan tới vấn đề kinh tế. Nhu cầu và mức độ sản xuất thấp cho thấy rằng, chi phí nhìn chung không bao giờ được khấu hao, nhà sản xuất sẽ không có động lực để hỗ trợ cho việc thiết kế máy bay, còn thiết bị thay thế và dịch vụ sửa chữa thì đắt đỏ.

Do đó, giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tăng cường sản xuất các máy bay chiến đấu hiện đại. Mỹ cần sản xuất không phải là 48 chiếc F-35 mỗi năm mà ít nhất là 100 chiếc. Theo đó hy vọng sẽ đạt được các mục tiêu trước năm 2020. Ngoài ra, Mỹ cũng cần sản xuất các máy bay ném bom B-21, tàu bay chở dầu KC-46 và những chiến đấu cơ khác.

Để kết luận, các tác giả khẳng định Mỹ cần phải chú ý tới những đối thủ cạnh tranh. Su-57 của Nga, J-20 và J-31 của Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ về công nghệ, và trong một thời điểm nào đó họ sẽ vượt qua Mỹ. Thậm chí Pháp và Đức cũng đang thành công trong các dự án hàng không, còn sự vượt trội của Mỹ từ lâu đã trở nên vô nghĩa.

Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.