Lập tổ công tác bắt rùa tai đỏ Hồ Gươm

Lập tổ công tác bắt rùa tai đỏ Hồ Gươm
Ngày 31 - 12 - 2010, Tiến sĩ Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội cho biết, vừa gửi báo cáo tới lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về một số giải pháp loại bỏ rùa tai đỏ tại Hồ Gươm (Hà Nội).

Ngày 31 - 12 - 2010, Tiến sĩ Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội cho biết, vừa gửi báo cáo tới lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về một số giải pháp loại bỏ rùa tai đỏ tại Hồ Gươm (Hà Nội).

Rùa tai đỏ cưỡi trên
Rùa tai đỏ cưỡi trên "cụ" rùa.

Biện pháp thứ nhất là sử dụng lồng bằng nhựa hoặc inox có kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cụ Rùa. Đặt các lồng này quanh tháp Rùa và đền Ngọc Sơn, thức ăn nhử rùa tai đỏ đảm bảo không gây ô nhiễm cho hồ”.

Biện pháp thứ hai là sử dụng bè nổi ở hồ Gươm để rùa tai đỏ bò lên, vì loại rùa này rất thích sưởi nắng, sau đó sẽ dung giật cho rùa này rơi xuống, ở dưới có lưới kéo lên, tiến hành thu gom.

Các nhà khoa học cảnh báo, không nên dùng dùng thuốc vì hóa chất có thể làm thay đổi môi trường sinh thái và tiêu diệt ngay chính cụ rùa.

Tiến sĩ Rao cũng cho biết, các nhà khoa học và nhà quản lý đều khẳng định có thể bắt hết 99% rùa tai đỏ bằng hai phương pháp trên mà vẫn giữ được cảnh quan môi trường hồ Gươm, không làm ảnh hưởng đến loài rùa đặc hữu ở hồ.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại của rùa tai đỏ, tránh tình trạng vào ngày rằm, lễ tết, người dân phóng sinh xuống hồ.

Cũng theo Tiến sĩ Lê Xuân Rao, trước khi tiến hành áp dụng hồ Gươm, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành áp dụng thử nghiệm bắt rùa tai đỏ tại một hồ nào đó trước. Hiện nay, Sở Khoa học - Công nghệ đã thành lập một tổ công tác chịu trách nhiệm bắt rùa tai đỏ tại hồ Hoàn Kiếm.

Theo Ph Hương
Khoa học Đời sống
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG