Làng nghèo chờ đất canh tác

Làng nghèo chờ đất canh tác
TP - Mười giờ sáng, nắng như đổ lửa. Dăm người đàn ông, đàn bà ngồi bó gối dưới gốc cây trước cửa nhà anh Mấu Lang, khu tái định cư Láng Chai, thôn Văn Sơn (Cam Phước Tây, Cam Lâm, Khánh Hòa).

“Nhà có rẫy bắp trên núi sắp chết héo vì khô hạn, không có nước tưới nên đành bỏ rẫy cho ông trời, ngồi chơi vậy thôi”. Anh Mấu Lang nói. Trong một căn nhà khác, anh Mấu Anh đang ngồi uống rượu suông với em vợ, anh Bo Bo Mạnh. Thanh minh cho việc uống rượu sớm, Bo Bo Mạnh cũng lấy lý do không có đất sản xuất, không có nhiều việc để làm.

Xã Cam Phước Tây có 1.750 hộ, trong đó có 262 hộ đồng bào dân tộc Raglai, đều ở thôn Văn Sơn. Theo báo cáo của UBND huyện Cam Lâm, trong tổng diện tích 1.615 ha đất sản xuất đang có người sử dụng của xã Cam Phước Tây, đồng bào dân tộc Raglai chỉ được sử dụng 8,1ha. Một diện tích quá ít ỏi, chỉ tương đương diện tích đất sản xuất cần thiết cho khoảng 5 hộ gia đình. 

Ông Trần Đình Lập, Chủ tịch UBND xã Cam Phước Tây lý giải, đó là số liệu về diện tích đất đã được cấp chính thức, đã vào sổ sách quản lý. Thực tế đồng bào Raglai ở xã đang sản xuất trên diện tích khoảng 200 ha, phần lớn là đất do đồng bào tự khai thác.

Từ năm 2009, hầu hết diện tích đất sản xuất của đồng bào Raglai thôn Văn Sơn bị thu hồi để thực hiện dự án xây dựng hồ chứa nước Tà Rục. Chưa được giao đất tái định canh, đồng bào buộc phải lấn chiếm đất trái phép.   

UBND huyện Cam Lâm đã lên phương án giao 170 ha đất sản xuất cho 148 hộ nghèo thiếu đất sản xuất của xã Cam Phước Tây. Huyện cũng có chủ trương, sau năm 2015 khi hồ Tà Rục được xây dựng xong, huyện sẽ lập dự án cải tạo khoảng 180 ha đất ở bãi khai thác đất xây dựng hồ Tà Rục thành đất trồng lúa và trồng mía, giao cho đồng bào.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đình Lập, 170 ha đất sẽ giao cho đồng bào ở khá xa thôn Văn Sơn, địa hình không bằng phẳng, việc đo vẽ lập bản đồ thửa đất đang gặp nhiều khó khăn, cần nhiều thời gian. 

Ông Nguyễn Quang Thông cho biết, năm 2011, tôi được phân công giao khoảng 10 ha đất ở Láng Chai cho một số hộ canh tác. Mới được một vụ thì có doanh nghiệp tư nhân Ghi Trung Hiếu Nghĩa đến tranh chấp, nói là đất họ đã mua của một tổ hợp tác từ mấy chục năm trước.

UBND tỉnh, UBND huyện đã có ý kiến giải quyết, nhưng đến nay bên Ghi Trung Hiếu Nghĩa vẫn chiếm giữ đất, đồng bào vẫn chưa thể tiếp tục canh tác ở đó.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.