TPO - Xu hướng "Poly-working" – làm nhiều công việc cùng lúc đang ngày càng trở nên phổ biến. Với tinh thần linh hoạt và sáng tạo, thế hệ trẻ hiện nay đã biến việc đảm nhận nhiều công việc khác nhau thành một phần không thể thiếu trong công việc của mình, nhằm mở rộng cơ hội và đa dạng hóa các nguồn thu nhập.
TPO - Cuối năm là thời điểm sôi động cho nhiều công việc làm thêm, đặc biệt đối với các bạn sinh viên vừa học thi, vừa tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Không chỉ là cơ hội cải thiện tài chính cá nhân, nhiều bạn trẻ còn tận dụng thời gian này để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sống.
TPO - Doãn Văn Cường (sinh năm 2005) quê Đan Phượng, Hà Nội, là sinh viên năm 2 ngành Báo mạng điện tử CLC, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khi còn học cấp 3, Cường đã được đánh giá là một cán bộ Đoàn năng động và nhiệt huyết. Cậu bạn từng là người đã khởi xướng và dẫn dắt chiến dịch “Chúng ta sắp 18” tại trường THPT Vân Cốc. Chiến dịch là dự án gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ các bạn trẻ ở vùng cao còn thiếu thốn, và một phần nhằm tạo dấu ấn cho hành trình cuối cấp của thế hệ học sinh.
TPO - Lê Anh Dũng sinh năm 2003, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Dược sĩTrường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương. Dũng sinh ra và lớn lên tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An với khao khát mang kiến thức được học phục vụ và cống hiến cho quê hương.
TPO - MC, diễn giả, tác giả Thi Thảo là cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, đã có nhiều cơ hội làm việc với các bạn sinh viên. Nhân dịp ra mắt cuốn sách Từ 0 đến vô cùng, chị đã dành cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong một cuộc trò chuyện thú vị.
TPO - Không chọn về quê, nhiều sinh viên tại Hà Nội đã chọn ở lại tìm việc làm thêm toàn thời gian dịp hè để có khoản tiết kiệm, chuẩn bị nộp học phí đầu năm học mới.
TPO - Được trả thù lao gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần ngày thường, nhiều sinh viên quyết định ở lại Hà Nội làm thêm thay vì về quê, sum họp cùng gia đình, bạn bè nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
TPO - Lê Phương Anh là sinh viên khoa Truyền thông Đa phương tiện, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Ấn tượng với nhan sắc xinh đẹp, cùng trải nghiệm đa dạng ở các công việc làm thêm và tích cực trong các hoạt động ngoại khoá của Đoàn trường, Phương Anh cho thấy sự năng động, chăm chỉ chịu khó học hỏi trong việc phát triển bản thân mà một người trẻ nên có.
TPO - Hồ Văn Kãnh sinh năm 1996, trong một gia đình có 9 người con ở một bản nghèo thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình. Nơi đây không có đường đi lại, không có điện lưới, không có sóng điện thoại nhưng tình yêu với âm nhạc đã giúp người con của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ tạo nên sự bứt phá để đến với ngôi trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội ở thủ đô.
TPO - Vừa qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Việc này khiến nhiều chủ cửa hàng và sinh viên không khỏi băn khoăn, lo lắng.
TP - Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) vừa được Bộ LĐ-TB-XH đưa ra lấy ý kiến có đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
TPO - Trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang lấy ý kiến, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ.
TPO - Sau cuộc gọi thông báo con đi Hà Nội với bạn rồi mất liên lạc, suốt 4 tháng qua vợ chồng chị Huấn lo lắng đứng ngồi không yên và lên công an trình báo để nhờ tìm kiếm giúp đỡ.
TPO - Vũ Trường Huy đang là sinh viên song ngành năm thứ 4 của khoa Ngữ văn Pháp và năm thứ 3 của khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. Với thế mạnh biết được nhiều thứ tiếng và khả năng ngoại giao tốt, Trường Huy đã được đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, tiếp xúc được với các sinh viên quốc tế và đạt được loạt thành tích trong hoạt động giao lưu quốc tế.
TPO - Trở lại học tập sau thời gian nghỉ Tết, một số sinh viên "vật vã" thích nghi vì đã quen với trạng thái "ngủ nướng", nghỉ xả hơi; đồng thời từng bước trở lại với nhịp sống chạy deadline.
TPO - Phạm Văn Mãi (sinh năm 2002) đang là sinh viên năm 4 ngành Công nghệ kỹ thuật Ô-tô, khoa Cơ khí, Trường Công Nghệ-Đại học Duy Tân. Chàng trai đến từ Đắk Lắk là một cán bộ Đoàn–Hội đi đầu trong nhiều hoạt động, phong trào sinh viên. Với những nỗ lực và phấn đấu, Văn Mãi đã được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2023.
TPO - Trên chuyến tàu cuối năm từ TP. HCM về Nam Định, tôi nghe những câu chuyện rôm rả của cậu sinh viên ở tỉnh, khiến ký ức trong tôi về một thời sinh viên sôi nổi lại hiện về.
TPO - Khao khát được tiếp bước trên con đường đèn sách, Lê Tiến Sỹ đã vất vả bươn chải từ những ngày còn nhỏ, làm qua đủ mọi nghề kiếm tiền trang trải học phí, tiếp tục việc học.
TP - Nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc thời vụ, bán thời gian của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở TPHCM tăng cao trong dịp cuối năm, nhất là những ngày lễ, Tết. Dịp này cũng là cơ hội để những lao động mất việc và các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội việc làm để lo cho cuộc sống vốn nhiều khó khăn.
TPO - Nhiều sinh viên lựa chọn đi làm thêm để trải nghiệm, đồng thời kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho gia đình. Dịp cuối năm cũng là thời điểm các bạn vừa chạy nước rút ôn thi, vừa dành thời gian đi làm thêm, giúp bố mẹ san sẻ gánh nặng kinh tế mùa Tết.
TPO - Nếu đề xuất mới được thông qua, thời gian tới người lao động làm việc bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với điều kiện thu nhập mỗi tháng theo quy định hiện hành từ 2,34 triệu đồng trở lên. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động đóng một phần và người thuê lao động đóng một phần.
TPO - Nhiều gia đình đã chi rất mạnh tay vào việc tìm kiếm những giáo viên, gia sư tốt để bổ trợ các môn năng khiếu cho con em. Xuất phát từ nhu cầu đó, một số công việc gia sư mới xuất hiện, đã trở thành thế mạnh của nhiều sinh viên có đam mê với các bộ môn nghệ thuật, trong đó có nhảy hiện đại.
TPO - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
TPO - Việc đi làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã trở thành một xu thế trong cộng đồng sinh viên. Nhiều bạn sinh viên năm thứ 3 đã có kiến thức nền tảng nhất định về chuyên ngành, mong muốn kiếm tìm những công việc ngoài giờ học để được vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế. Nhưng lựa chọn công việc làm thêm như thế nào sao cho hợp lý?
TPO - Trần Thị Thanh Hoa (20 tuổi, quê Thái Bình), hiện đang là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thanh Hoa đã chọn ở lại Hà Nội trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 để làm thêm với mong muốn tăng thu nhập cho cá nhân, trang trải cuộc sống của chính mình.
TPO - Bùi Khánh Vân là Đảng viên, sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Đây là ngôi trường mơ ước của cô hồi THPT, bởi những tấm gương truyền cảm hứng cho Vân lúc bấy giờ là cựu sinh viên NEU.
TPO - Lê Thu Hoài (sinh năm 2002) là sinh viên năm ba, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, sinh viên năm hai Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoài luôn luôn cố gắng nỗ lực để đạt kết quả cao trong học tập. Cô nàng cũng trải nghiệm nhiều công việc làm thêm khác nhau để tích lũy vốn hiểu biết và kinh nghiệm, làm hành trang vững vàng tiến xa từng bước trưởng thành.
TPO - Trần Thị Lan Anh (sinh năm 2001), đến từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc, là sinh viên năm 4 Trường Đại học Sao Đỏ. Với tư tưởng sống tự lập, độc lập về tài chính, Lan Anh muốn giúp đỡ bố mẹ khoản tiền sinh hoạt nên cô nàng đã đi làm thêm ngay từ năm nhất. Tự lập mọi thứ từ thủ tục nhập học, tìm đường xuống trường, tìm phòng trọ và kiếm việc làm vì cô là người muốn chinh phục thử thách. Khi gặp khó khăn nào đó, cô sẽ mỉm cười đón nhận và sẽ đối đầu chứ không lẩn trốn.
TPO - Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2000) được mọi người biết đến với tên thân thương là Út Lanh. Cô nàng sở hữu kênh Tiktok và Fanpage hàng nghìn người theo dõi nhờ lối sống tươi vui và năng lượng tích cực, đơn giản của một cô sinh viên đến từ Nghệ An.
TPO - Trong kỳ nghỉ Hè, nhiều sinh viên đối diện với quyết định giữa việc về quê và ở lại thành phố. Nhưng đây là một cơ hội tuyệt vời để các bạn sinh viên phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thông qua các công việc thực tập, freelance hoặc làm thêm.