20 năm "Tiếp sức mùa thi":

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Khi nào các bạn sĩ tử còn cần những tình nguyện viên tiếp sức thì lúc đó vẫn còn chương trình Tiếp sức mùa thi (TSMT); đồng thời nhắn nhủ bạn trẻ hãy tham gia chương trình với phương châm “TSMT không chỉ tiếp sức cho thí sinh mà còn tiếp sức cho chính bản thân mình”.

Ngày 5/11, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội SVVN phối hợp với Bộ GD&ĐT, Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm chương trình “Tiếp sức mùa thi” (2002 – 2021).

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết nhắc lại sự ra đời và lớn mạnh của chương trình TSMT qua từng giai đoạn lịch sử. Ra đời từ năm 1997 tại TPHCM; năm 2002 T.Ư Hội SVVN quyết định nhân rộng mô hình TSMT ra toàn quốc với sứ mệnh hỗ trợ toàn diện, tối đa, đúng và trúng nhu cầu của thí sinh và người nhà thí sinh mỗi dịp mùa thi đến.

Anh Triết cho biết, chương trình TSMT đã không ngừng làm mới chính mình qua từng năm trong chặng đường phát triển, vượt qua khó khăn chung của cả đất nước.

Những ngày đầu khi kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tổ chức tập trung tại các thành phố lớn, những đội hình tình nguyện đầu tiên tập trung tại các bến xe, bến tàu, nhà ga để hướng dẫn cho thí sinh và người nhà thí sinh về giao thông trong thành phố, địa điểm thi, chỗ ăn, chỗ nghỉ, đưa đón thí sinh miễn phí. Tiêu biểu với các mô hình “Em tôi đi thi”, “Cùng bạn đi thi”, “Xe ôm miễn phí”…

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 1

Tình nguyện viên dầm mưa tiếp sức thí sinh

Sau này, khi bối cảnh xã hội thay đổi, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cao hơn, chương trình tiếp tục phát triển nhanh, triển khai mới nhiều nội dung hoạt động, có thể kể đến như: mô hình trung tâm thu thập thông tin cần hỗ trợ của thí sinh; tổ chức ôn tập, luyện thi cho thí sinh trước kỳ thi với mô hình “Gia sư áo xanh”; tổ chức các hoạt động gây quỹ ủng hộ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Nắm bắt xu thế công nghệ để triển khai các website tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ thí sinh thông qua online để cung cấp các khoá học, luyện thi trên internet, tư vấn tâm lý trực tuyến, cung cấp thông tin trực tuyến...

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 2

Thanh niên tình nguyện tiếp sức thí sinh mùa thi năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Bảo Anh

“Có thể thấy rằng 20 năm qua, chương trình TSMT vẫn khẳng định được giá trị, tầm quan trọng trong mỗi mùa thi thông qua việc linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, phù hợp bối cảnh chung để triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đúng và trúng nhu cầu của thí sinh và người nhà thí sinh”, anh Triết nhấn mạnh.

Từ những thành quả đạt được 20 năm qua, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Khi nào các bạn sỹ tử còn cần những tình nguyện viên tiếp sức thì lúc đó vẫn còn chương trình TSMT”.

Anh Triết cũng nhắn nhủ các bạn trẻ: “Nếu ai chưa tham gia TSMT” hãy thử một lần đến với chương trình, các bạn hãy tham gia với phương châm Tiếp sức mùa thi không chỉ tiếp sức cho thí sinh mà còn tiếp sức cho chính bản thân mình”, với tinh thần trải nghiệm để cống hiến và trưởng thành.

Bởi tham gia chương trình TSMT làm cho chúng ta hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn về tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc; những gì chúng ta nhận được sẽ lớn lao hơn rất nhiều điều chúng ta đã cho đi, nó sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp, những ký ức không thể nào quên của một thời sinh viên”.

“Nếu ai chưa tham gia TSMT” hãy thử một lần đến với chương trình, các bạn hãy tham gia với phương châm Tiếp sức mùa thi không chỉ tiếp sức cho thí sinh mà còn tiếp sức cho chính bản thân mình, với tinh thần trải nghiệm để cống hiến và trưởng thành", Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết nói.

Chia sẻ tại lễ kỷ niệm ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long cho biết, suốt 20 năm qua, hàng triệu cánh tay, hàng triệu tấm lòng thơm thảo trên khắp đất nước Việt Nam đã liên kết thành một làn sóng mạnh mẽ, xua tan áp lực cho thí sinh và phụ huynh trong những mùa thi căng thẳng.

“Giá trị nhân văn sâu sắc của Tiếp sức mùa thi đã được tạo ra từ chính các em sinh viên tình nguyện, các mạnh thường quân, các cô chủ nhà trọ, các bác xe ôm… qua bao thế hệ. Những con người thầm lặng ấy đã truyền đi nguồn năng lực tích cực, lan tỏa tinh thần thiện nguyện tốt đẹp trong mỗi mùa thi”, ông Hào nói.

Ông Hào cho biết, thời gian tới, chương trình TSMT sẽ có rất nhiều điểm mới, đặc biệt việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động tiếp sức sẽ được đẩy mạnh để hỗ trợ thiết thực hơn nữa cho thí sinh và phù hợp với xu hướng hiện nay.

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 3

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn (ngoài cùng, bên phải) trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long. Ảnh: Bảo Anh

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 4

Võ Văn Ba - Trưởng ban Thanh niên – Giáo dục, Báo Thanh niên nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Ảnh: Bảo Anh

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 5

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Dương Triều

Ký ức sinh viên ùa về và lan toả tinh thần thiện nguyện ảnh 6
Đại diện ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn; Ban Thanh niên – Giáo dục, Báo Thanh niên nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Bảo Anh

Tại chương trình, nhằm ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân trong suốt hành trình “Tiếp sức mùa thi”, Chủ tịch nước quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể, 2 cá nhân, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long; ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long; ông Võ Văn Ba - Trưởng ban Thanh niên – Giáo dục, Báo Thanh niên.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 2 tập thể, 2 cá nhân. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 2 cá nhân; T.Ư Đoàn tặng Bằng khen cho 36 tập thể và 11 cá nhân; T.Ư Hội SVVN trao tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 13 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 20 năm chỉ đạo và tổ chức triển khai chương trình TSMT.
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.