Kính viễn vọng Thiên Nhãn khổng lồ ở Trung Quốc mở cửa cho thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Kính thiên văn Thiên Nhãn được xây dựng ở vùng trũng Đại Oa Đãng, một lưu vực tự nhiên ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc
Kính thiên văn Thiên Nhãn được xây dựng ở vùng trũng Đại Oa Đãng, một lưu vực tự nhiên ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc
Đĩa có đường kính 500 mét được xây dựng ở vùng trũng tự nhiên trong cảnh quan. Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của FAST, kính thiên văn có khẩu độ đầy đủ lớn nhất thế giới và khẩu độ đĩa đơn lớn thứ hai, sau công trình kính viễn vọng RATAN-600 ở Nga.

Trung Quốc sẽ cho phép các nhà thiên văn học trên khắp thế giới sử dụng kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ có tên FAST trong vài tháng tới. Còn được gọi là Thiên Nhãn hoặc ‘Sky Eye’, kính thiên văn vô tuyến này có khẩu độ lớn nhất thế giới, được xây dựng ở vùng trũng Đại Oa Đãng, một lưu vực tự nhiên ở huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc.

Công trình có tên Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 mét (Five-hundred-meter Aperture Spherical Radio Telescope hay FAST) được tạo thành từ 4.500 tấm nhôm và đĩa khổng lồ có thể được điều chỉnh góc, hướng để lấy nét ở các khu vực khác nhau trên bầu trời.

Đĩa có đường kính 500 mét được xây dựng ở vùng trũng tự nhiên trong cảnh quan. Trung Quốc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của FAST, kính thiên văn có khẩu độ đầy đủ lớn nhất thế giới và khẩu độ đĩa đơn lớn thứ hai, sau công trình kính viễn vọng RATAN-600 ở Nga.

Theo Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS), FAST chấp nhận đơn đăng ký quan sát của các nhà khoa học trên khắp thế giới từ nửa đêm thứ Tư (31/ 3).

Học viện Khoa học Trung Quốc hay CAS là học viện quốc gia về khoa học tự nhiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đứng sau nỗ lực của quốc gia này trong việc khám phá và khai thác công nghệ cao cũng như khoa học tự nhiên cho chính mình và phần còn lại của thế giới.

Các nhà khoa học nước ngoài hiện có đủ điều kiện để nộp hồ sơ trực tuyến. Theo các báo cáo, kết quả sẽ được công bố vào ngày 20 tháng 7 và việc quan sát sẽ bắt đầu vào tháng 8.

CAS cho biết: “Kể từ khi được hoàn thành vào năm 2016, cơ sở này đã hoạt động ổn định và đáng tin cậy, tạo ra một số bước đột phá trong lĩnh vực phát sóng vô tuyến và các nghiên cứu khác.

Mặc dù năng lực quan sát bầu trời thấp hơn so với một số kính thiên văn vô tuyến tiên tiến khác và có độ phân giải thấp hơn so với các mảng nhiều đĩa, nhưng kích thước của FAST khiến nó có độ nhạy đặc biệt, Di Li, nhà khoa học chính của FAST, nói với tạp chí khoa học hàng đầu Nature hồi năm 2019.

Theo Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, kính viễn vọng vô tuyến FAST sẽ cung cấp các phương tiện nghiên cứu cho thế giới với thái độ cởi mở hơn.

Sky Eye cũng sẽ cung cấp nhiều khả năng quan sát hơn cho cộng đồng khoa học toàn cầu đồng thời đóng góp trí tuệ của Trung Quốc vào việc xây dựng một cộng đồng chung tương lai cho nhân loại.

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1994, dự án đã được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) phê duyệt vào tháng 7 năm 2007.

MỚI - NÓNG