TPO - Mặt hàng đông trùng hạ thảo là điển hình của sự quản lý chồng chéo gây bất cập cho doanh nghiệp khi cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Y tế đều "bao sân". Ngay trong Bộ NN&PTNT cũng có đến 2 cục nói thuộc thẩm quyền. Trong khi quan điểm của Chính phủ là mỗi mặt hàng chỉ do 1 Bộ quản lý.
TPO - Trong 10 năm tới, hải quan cấp tỉnh, thành phố sẽ được thay thế bằng hải quan cấp vùng, đồng thời thống nhất toàn bộ kiểm tra chuyên ngành với hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ do hải quan thực hiện thay vì giao các bộ, ngành khác nhau như hiện nay.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, mục tiêu của nghị định cải cách kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm thời gian và chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.
TPO - Theo các doanh nghiệp thủy sản, các thông tư về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) xây dựng vẫn còn nhiều quy định bất hợp lý như sai về bản chất khoa học, “đánh tráo” khái niệm gây khó cho doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
TP - Trước đây, kiểm tra chuyên ngành đã là một trong những gánh nặng đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh DN oằn mình trước tác động của đại dịch COVID-19, các quy định kiểm tra chuyên ngành càng khiến DN điêu đứng. Thậm chí, nhiều quy định kiểm tra chuyên ngành có thể giết chết cả ngành nghề mới của Việt Nam.
TPO - Với việc tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng và lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới.
TP - Về việc kiểm tra chuyên ngành làm khó doanh nghiệp, cách đây ít ngày Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) có văn bản kiến nghị gửi một loạt các cơ quan Chính phủ về vấn đề thông quan container khi nhập khẩu.
TPO - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, có tình trạng mội bộ ngành một luật: “Theo luật của bà Bộ trưởng này thì đúng, chiểu theo luật của ông Bộ trưởng khác thì sai. Chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhiều khi phải “chết đứng như Từ Hải”.
TP - Ðó là ý kiến được ông Nguyễn Ðình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean và tạo thuận lợi thương mại”, ngày 24/7.
TPO - Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành Công Thương ngày 15/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, ngay tại hội trường cuộc tổng kết, ông đã ký Nghị định 08 cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý.
TP - Mỗi năm phải bỏ ra 30 triệu ngày công, vị chi tốn kém khoảng 15.000 tỷ đồng để kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy vậy, tỷ lệ phát hiện hàng hóa không đạt chất lượng chỉ là 0,06%.
TPO - Bàn về nghi ngại của giới doanh nghiệp khi Bộ Công thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh (ĐKKD) nhưng có thể sẽ có các hình thức khác, thêm những rào cản đối với doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công thương) cho rằng, cần phân biệt rõ điều kiện kinh doanh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Bộ sẽ tiếp tục rà soát để cắt bỏ những điều kiện không cần thiết.
TP - Chính phủ chính thức tuyên chiến với “rừng” thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Từ tháng 8/2017 đến nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đổi mới cách thức làm việc, quyết liệt chống lợi ích cục bộ nhằm tháo “mớ dây thòng lọng” của “rừng” thủ tục này để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp làm ăn, phát triển.
TPO - Theo Tổ công tác, Thủ tướng biểu dương Bộ Công Thương đã mạnh dạn cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh và Bộ trưởng Bộ trường Trần Tuấn ANh đã trực tiếp đôn đốc, xử lý 12 dự án thua lỗ kéo dài, thành lập tổ công tác, tham mưu cho Thủ tướng xem xét cụ thể hướng xử lý từng dự án.
TP - Sáng 19/9, làm việc với UBND thành phố Hải Phòng và các đơn vị liên quan, các thành viên trong Tổ công tác của Thủ tướng bày tỏ sự bức xúc khi thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn quá chồng chéo, gây khó doanh nghiệp.