Không quân Mỹ âm thầm thừa nhận: Tiêm kích tàng hình F-35 đã thất bại

Với giá niêm yết khoảng 100 triệu USD/chiếc, F-35 là thứ đắt đỏ
Với giá niêm yết khoảng 100 triệu USD/chiếc, F-35 là thứ đắt đỏ
TPO - Giới lãnh đạo Không quân Mỹ muốn lực lượng này phát triển một loại tiêm kích hạng nhẹ, giá cả phải chăng để thay thế hàng trăm chiếc F-16 ra đời từ thời thời Chiến tranh Lạnh và bổ sung cho một đội bay nhỏ gồm các tiêm kích tàng hình phức tạp, đắt tiền và không đáng tin cậy.

Kết quả sẽ là sự kết hợp cao - thấp giữa những chiếc F-22 và F-35 “thế hệ thứ năm” đắt tiền và những chiếc máy bay phản lực “thế hệ thứ năm trừ” không đắt tiền, tướng Charles Brown, Jr., tham mưu trưởng Không quân Mỹ giải thích.

Nếu kế hoạch đó nghe có vẻ quen quen, đó là vì Không quân Mỹ một thế hệ trước đã phát động việc phát triển một loại tiêm kích hạng nhẹ, giá cả phải chăng. Nhưng trong hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển, chiếc tiêm kích thay thế hạng nhẹ đó ngày càng nặng hơn và đắt hơn khi Không quân Mỹ và nhà thầu chính Lockheed Martin chất lên nó với ngày càng nhiều công nghệ mới.

 Vâng, chúng ta đang nói về F-35. Chiếc tiêm kích tàng hình nặng 25 tấn này đã trở thành vấn đề mà nó được cho là sinh ra để giải quyết. Và bây giờ Mỹ cần một tiêm kích mới để giải quyết vấn đề F-35, các quan chức cho biết.

 Với giá niêm yết khoảng 100 triệu USD/chiếc, F-35 là thứ đắt đỏ. Mặc dù có năng lực tàng hình và trang bị tràn ngập các cảm biến công nghệ cao, nhưng máy bay tiêu tốn nhiều công sức bảo trì, nhiều lỗi và không đáng tin cậy.

Dan Ward, cựu giám đốc chương trình của Không quân Mỹ và là tác giả của những cuốn sách kinh doanh nổi tiếng, nói: “F-35 không phải là một tiêm kích hạng nhẹ, giá rẻ”. Brown nói với các phóng viên hôm thứ Tư tuần trước rằng F-35 là một chiếc Ferrari. “Bạn không lái chiếc Ferrari của mình đi làm hàng ngày, bạn chỉ lái nó vào Chủ nhật. Đây là tiêm kích ‘cấp cao’ của chúng tôi, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi không sử dụng chúng cho cuộc chiến cấp thấp”.

 Brown nói: “Tôi muốn tiết chế mức độ chúng ta đang sử dụng những chiếc máy bay đó”. Do đó, cần phải có một tiêm kích cấp thấp mới trong các hoạt động hàng ngày. Ngày nay, khoảng 1.000 chiếc F-16 của Không quân Mỹ đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng Không quân Mỹ đã không mua F-16 mới từ hãng Lockheed kể từ năm 2001. Những chiếc F-16 đang có đã cũ.

Trong cuộc phỏng vấn cuối cùng trước khi rời nhiệm sở vào tháng 1, Will Roper, quan chức phụ trách mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ, đã nêu ý tưởng về các đơn đặt hàng F-16 mới. Nhưng Brown đã bác bỏ ý tưởng này, nói rằng ông không muốn có thêm những chiếc máy bay cổ điển.

Ông Brown giải thích rằng chiếc F-16, nặng 17 tấn, không tàng hình, quá khó để nâng cấp bằng phần mềm mới nhất. Ông nói, thay vì đặt hàng những chiếc F-16 mới, Không quân Mỹ nên bắt đầu một "thiết kế sạch sẽ" cho một tiêm kích cấp thấp mới.

Bình luận của ông Brown là sự thừa nhận ngầm rằng chương trình F-35 đã thất bại. Được hình thành vào những năm 1990, chương trình được cho là sẽ sản xuất hàng nghìn tiêm kích để thay thế gần như tất cả các máy bay chiến thuật hiện có trong kho của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.

Riêng Lực lượng Không quân đã muốn có gần 1.800 chiếc F-35 để thay thế những chiếc F-16 và A-10 đã cũ và tạo thành nhóm tiêm kích tầm thấp, với 180 chiếc F-22 hai động cơ là nhóm cao cấp nhất.

Nhưng Không quân Mỹ và hãng Lockheed đã thất bại trong chính khái niệm của F-35. Dan Grazier, nhà phân tích của Dự án Giám sát Chính phủ ở Washington, D.C, cho rằng: “Họ đã cố gắng khiến F-35 làm quá nhiều thứ”.

Có một phiên bản cánh nhỏ cho các hoạt động trên bộ, một phiên bản cánh lớn cho các tàu sân bay được trang bị máy phóng của Hải quân Mỹ và dành cho các tàu tấn công boong nhỏ mà Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng là một mẫu hạ cánh thẳng đứng.

Sự phức tạp tăng thêm chi phí. Tăng chi phí gây ra sự chậm trễ. Sự chậm trễ khiến các nhà phát triển có thêm thời gian để bổ sung thêm độ phức tạp cho thiết kế. Những bổ sung đó lại làm tăng thêm chi phí.

Mười lăm năm sau chuyến bay đầu tiên của F-35, Không quân Mỹ chỉ có 250 máy bay F-35. Bây giờ họ đang báo hiệu có thể cắt chương trình. Không phải vô cớ mà ông Brown bắt đầu mô tả F-35 như một tiêm kích cao cấp, xa xỉ cùng lớp với F-22. Không quân Mỹ đã kết thúc việc sản xuất F-22 sau khi chỉ hoàn thành 195 chiếc.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.