‘Lợn chiến’ - sát thủ diệt tăng hơn 40 năm tuổi của không quân Mỹ chưa chịu ngừng bay

"Lợn chiến" A-10 Warthog của Không quân Mỹ
"Lợn chiến" A-10 Warthog của Không quân Mỹ
TPO - Chỉ sáu năm trước, Không quân Mỹ đang trên đà loại bỏ toàn bộ phi đội cường kích hỗ trợ đường không tầm gần A-10 Thunderbolt II, hay còn được gọi là Warthog (warthog nghĩa là lợn lòi, do khẩu súng Gatling 7 nòng mỗi khi khai hỏa phát ra tiếng ồ ồ như lợn lòi-PV).

Theo The Drive, vào năm 2014, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ lúc đó, Tướng Mark Welsh III, nói Không quân Mỹ phải cho A-10 nghỉ hưu hoàn toàn nếu họ cắt giảm đáng kể ngân sách và còn vì họ  cân nguồn kinh phí và nhân lực được giải phóng để tập trung vào dàn máy bay F-35 mới. Tướng Welsh tuyên bố rút kinh phí của bộ phận hỗ trợ đường không sẽ tiết kiệm được 3,7 tỷ USD cho chương trình quốc phòng kéo dài 5 năm trong tương lai và tránh phải chi 500 triệu USD chi phí cho những nâng cấp không cần thiết.

Thời gian đã thay đổi nhiều thứ. Tua nhanh đến năm 2020 và A-10 không chỉ ở lại phục vụ mà còn nhận được nhiều nâng cấp để giữ cho chúng phù hợp với chiến trường hiện đại trong nhiều năm tới. Vũ khí mới, cách bố trí buồng lái mới và cải tiến chiến thuật là một số yếu tố hiện đang được triển khai để giữ cho chiếc nanh của “lợn” luôn sắc bén và là những máy bay có vai trò quan trọng trên chiến tuyến.

Được chế tạo để tiêu diệt xe tăng Liên Xô trên vùng đồng bằng Bắc Âu, A-10 được trang bị vũ khí chính là pháo General Electric GAU-8 / A Avenger 30mm và bảy nòng pháo của nó, có thể gây ra đòn trừng phạt tàn khốc đối với xe tăng. Trong những năm qua, 11 mấu cứng mang vũ khí của Warthog đã phát triển từ việc mang “bom ngu” (bom không điều khiển) và rocket chuyển qua các loại vũ khí dẫn đường mới nhất. Mặc dù trở nên nổi danh trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 và phát triển theo thời gian khi công nghệ mới ra đời, chiếc máy bay phản lực tấn công mặt đất đáng kính nể đã nhiều lần “bị bắn” từ nội bộ Không quân Mỹ khi có những người chỉ lăm le cắt giảm hay loại bỏ chúng.

Không quân Mỹ đã để F-35A Lightning II đảm nhận vai trò của A-10, nhấn mạnh rằng Warthog không thể sống sót trong môi trường hiện đại có nhiều mối đe dọa cao với các hệ thống phòng không tiên tiến. Cộng đồng A-10 được thông báo rằng cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan đã kết thúc và các máy bay hỗ trợ đường không tầm gần (CAS) không còn cần thiết nữa. Trong khi đó, những người ủng hộ A-10 tại quốc hội Mỹ đã kịch liệt phản bác các đề xuất với lý do nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Không quân Mỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Một số người yêu cầu thực nghiệm để chứng minh một lần và mãi mãi rằng F-35 có thể đáp ứng đầy đủ và thay thế A-10 trong nhiệm vụ này.

Khi cuộc thảo luận về việc cho A-10 ngừng hoạt động diễn ra vào năm 2014, Mỹ và đồng minh đang cố gắng tiêu diệt cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, gây áp lực lên Không quân Mỹ phải tham gia hỗ trợ. Ở trong nước, kế hoạch chi tiêu cho Năm Tài chính 2015 bao gồm các quy định của Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện về cơ bản đã chặn các nỗ lực rút lui phi đội A-10. Đó là một cơn bão hoàn hảo cứu A-10 một cách hiệu quả.

Phi đội máy bay chiến đấu thứ 163 Rắn Đen của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Indiana được triển khai tới khu vực hoạt động của Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) vào tháng 10 năm 2014, tại Kuwait. Đơn vị này nhanh chóng được giao nhiệm vụ trở lại Afghanistan để hỗ trợ các cuộc rút quân của Quân đội Mỹ khỏi các căn cứ hoạt động tiền phương ở đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh đó. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, Rắn Đen đã được lệnh trở lại Kuwait để tham gia nỗ lực đang phát triển chống lại IS do các yêu cầu trên chiến trường Trung Đông.

Những chiếc A-10 ngay lập tức được đưa vào các nhiệm vụ chiến đấu, một động thái nhằm nhấn mạnh sự hữu ích của A-10 đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Theo thời gian, một loạt các phi đội Warthog đã được kêu gọi tham chiến, hỗ trợ đường không, cũng như bảo vệ các chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn (CSAR) của liên quân.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.