Khách nước ngoài đến Phú Quốc tăng mạnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 7 tháng đầu năm, Phú Quốc đón khoảng gần 4 triệu lượt khách, trong đó có khoảng hơn 560.000 lượt khách quốc tế, tổng thu gần 12.850 tỷ đồng. Mới đây, Phú Quốc được tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Travel + Leisure xếp hạng đứng thứ 2 trong số 25 hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới nên ghé thăm.

Riêng trong tháng 7, đảo ngọc Phú Quốc ước đón gần 640.000 lượt khách (tăng 3,3% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế ước đón hơn 63.100 lượt (tăng 27,4% so với cùng kỳ). Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 1.640 tỷ đồng (tăng 14,1% so với cùng kỳ).

Lũy kế 7 tháng đầu năm, Phú Quốc ước đón gần 4 triệu lượt khách (đạt 59,2% kế hoạch năm), trong đó khách quốc tế ước đón hơn 560.000 lượt khách (đạt 84,4% kế hoạch năm), tổng thu gần 12.850 tỷ đồng (đạt 75,6% kế hoạch năm).

Thông tin Cục Hàng không Việt Nam dẫn số liệu từ Cảng Hàng không Phú Quốc cho thấy, hiện Phú Quốc có khoảng 41-43 chuyến bay/ngày, tăng rất nhiều so với trước đó. Lượng chuyến bay quốc tế đến đảo ngọc tăng 186%, trong đó khách quốc tế đến tăng 134,8% so với cùng kỳ 2023. Dự báo, từ nay đến cuối năm, số chuyến bay và lượng khách quốc tế tiếp tục tăng so với những năm trước.

Khách nước ngoài đến Phú Quốc tăng mạnh ảnh 1
Đảo Phú Quốc.

Hiện Phú Quốc kết nối với các đường bay quốc tế gồm: Hàn Quốc; Đài Loan, Hồng Kông, Thượng Hải (Trung Quốc); Malaysia, Thái Lan…

Hàn Quốc là quốc gia có nhiều chuyến bay đến Phú Quốc nhất với 4 hãng hàng không đang khai thác là Korean Air, Jin Air, Jeju Air, Eastar Jet…

Đài Loan - Trung Quốc có 2 hãng hàng không TigerAir và Starlux Airlines đang khai thác khoảng 8 chuyến bay đến Phú Quốc mỗi tuần.

Vừa qua hãng hàng không Vietravel Airlines cũng bắt đầu khai thác chuyến bay kết nối Đài Bắc, Đài Loan - Trung Quốc với Phú Quốc, tần suất 3 chuyến/tuần, từ nay đến tháng 8/2025.

Gần đây, Kiên Giang bắt đầu khai thác các chuyến bay đêm, phù hợp với nhu cầu của nhóm khách trẻ, khách lẻ, nhóm gia đình và khách hội nghị. Các chuyến bay đêm thường có giá vé rẻ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Những tín hiệu tích cực từ các hãng hàng không và lượng du khách quốc tế đến với Phú Quốc đang khẳng định sức hút và vị thế mới của thành phố biển đảo.

Theo các chuyên gia, tầm nhìn đến năm 2040 Phú Quốc có thể đón 14,6 triệu lượt khách du lịch, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm du lịch lớn của châu Á như Phuket - Thái Lan, Bali - Indonesia.

Với thế mạnh thiên nhiên có một không hai, chính sách đặc thù miễn thị thực cho du khách tới 30 ngày, Phú Quốc đang nỗ lực thu hút đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng, tạo hệ sinh thái du lịch đẳng cấp nhằm đón đầu làn sóng tăng trưởng khách quốc tế.

Mới đây, Phú Quốc được tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Travel + Leisure xếp hạng đứng thứ 2 trong số 25 hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới nên ghé thăm. Điều này góp phần nâng tầm thương hiệu du lịch Phú Quốc nói riêng, Việt Nam nói chung, nhưng cũng là thách thức đảo ngọc để bứt phá hơn nữa.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

 Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

Dự án gần 7.000 tỷ kết nối Ninh Bình với 3 vùng kinh tế trọng điểm

TPO - Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng - Tây Bắc - Duyên hải Bắc Trung Bộ vừa được HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV thông qua chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư lên tới gần 7.000 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng trở thành động lực mới thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

Sắp có gói tín dụng 500.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thuế quan Mỹ

TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "Liên quan đến các khó khăn và thách thức hiện nay, đặc biệt là tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực kinh tế trọng yếu đang bị ảnh hưởng, kéo theo tác động đến người lao động. Vì vậy, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ kịp thời là rất cấp bách".
Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

Thấy gì sau các thương vụ 'chuyển giao bắt buộc' ngân hàng?

TPO - Luật sư Trương Thanh Đức cho biết: "Việc chuyển giao bắt buộc trước mắt là để giải cứu khó khăn kéo dài, giải quyết tình thế bi đát, dừng hoãn, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ. Trong tương lai, để tiến tới đích hợp nhất, sáp nhập hay tái cổ phần hoá, cần giữ cố định mô hình ngân hàng mẹ con một chủ". 
Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

TPO - Trao đổi riêng với PV Tiền Phong, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết, cuộc chơi thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn.