Kéo dài làm gì mãi cảnh chung chồng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Không hiểu nếu tôi là chị, khi nhìn thấy chồng mình đang chăm bồ đẻ ở bệnh viện phụ sản, tôi có giữ được bình tĩnh không nữa.

Đọc câu chuyện "Chết đứng phát hiện chồng đi chăm ... bồ đẻ ở bệnh viện" tôi không hiểu nếu tôi là chị, khi nhìn thấy chồng mình đang chăm bồ đẻ ở bệnh viện phụ sản, tôi có giữ được bình tĩnh không nữa.

 Tôi thấy chồng chị quá tệ, khi biết vợ sinh con thứ 2 là con gái đã không đến bệnh viện chăm sóc vợ mà khi vợ, con về nhà cũng chẳng thèm ngó ngàng gì tới. may chị còn có cô em chồng và mẹ đẻ mình giúp đỡ, chứ mới sinh nở, người bấy bớt như cua bột, không có người thân làm sao tự lo hết được?

Đã thế chồng chị lại còn kiếm cớ gặp bồ để đáp ứng được nguyện vọng của mình là có người nối dõi thì đúng là chị và 2 đứa con gái của chị quá bất hạnh rồi đấy.

Theo tôi, chồng chị giờ đã có con trai cùng người tình, vả lại suốt hơn một năm qua, từ khi chị sinh con gái thứ 2, anh ấy chẳng có trách nhiệm, chẳng chăm sóc vợ con, gia đình, liệu chị có nên cố níu giữ anh ấy nữa không?

Tôi thực sự thông cảm với hoàn cảnh của chị đang gặp phải, song tôi cũng mạnh dạn khuyên chị nên làm đơn chia tay với người chồng phụ bạc ấy đi. Mình phải có thái độ cứng rắn, phải bộc lộ quan điểm rõ ràng, phải cho chồng biết rằng khi có quyết định chấm dứt hôn nhận với chồng, chị nên gặp gỡ bố, mẹ chồng cho họ biết sự thật, để nếu việc chia tay xảy ra chị cũng không phải áy náy, day dứt gì.

Cũng không nên kéo dài tình trạng chung chồng, chung cha như hiện nay làm gì nữa cho thêm đau lòng chị ạ, tình cảm của chồng chị đã gành hết cho cô bồ trẻ trung lại sinh được con trai cho anh ta rồi. Mong chị bình tĩnh để có quyết định đúng. Chúc mẹ con chị khỏe. 

MỚI - NÓNG
Nhà giáo và luật
Nhà giáo và luật
TP - Chỉ trong vòng mươi năm từ 2010-2021, cả nước có tới gần 200 văn bản liên quan đến đội ngũ nhà giáo, trong đó có Luật Lao động, Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Nhưng rồi Việt Nam đến lúc cần phải có Luật Nhà giáo, dành riêng cho chủ thể đặc biệt của “quốc sách hàng đầu”. Dự thảo luật này hiện đã trình Quốc hội chờ xem xét cho ý kiến.