Đề xuất này tăng hơn so khoản viện trợ quân sự 3 tỷ USD/năm trong khuôn khổ thỏa thuận song phương có hiệu lực 10 năm được ký kết hồi năm 2007. Theo thỏa thuận, Israel sẽ nhận được khoản viện trợ trên từ Washington với điều kiện Tel Aviv dành ít nhất 70% số tiền này để mua thiết bị quân sự ở Mỹ.
Một phần thỏa thuận này đã được mở rộng có hiệu lực đến năm 2028 khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm tới Israel vào năm 2013, nhưng theo báo Israel Haaretz, đây chỉ là cuộc đàm phán là "sơ bộ" và các các điều khoản trong thỏa thuận là "không chính thức."
Theo thỏa thuận mới, Mỹ có kế hoạch bán cho Israel máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, loại máy bay mà Washington từ chối bán cho các nước khác cũng như 75 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ 5. Ngoài ra, Mỹ cũng cung cấp công nghệ, các thiết bị công nghệ và tên lửa cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel như Iron Dome và Arrow 3.
Hiện khoảng 25% ngân sách quốc phòng của Israel được tài trợ bởi Washington và con số này có khả năng tăng cao hơn nữa. Israel là một trong ba nước nhận viện trợ quân sự nhiều nhất từ Mỹ, bao gồm cả Afghanistan và Iraq.
"Israel luôn tự chiến đấu mà chưa hề yêu cầu Mỹ tham chiến. Thay vào đó, Tel Aviv cần Washington hỗ trợ để bổ sung nguồn lực to lớn bằng cách đầu tư vào ngân sách quốc phòng… Tình hình chính sự thay đổi chóng mặt ở Trung Đông khiến Israel phải bỏ ra những khoản chi không nhỏ, trong đó có việc xây dựng một hàng rào ngăn cách trị giá 360 triệu USD dọc theo biên giới phía nam của Israel cùng Ai Cập và một cái tương tự nhưng hiện đại hơn ở biên giới phía bắc với Syria", Howard Kohr thuộc nhóm vận động hành lang AIPAC thân Israel cho biết.
Theo ông, việc yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự đồng thời cũng bắt nguồn từ việc các nước vùng vịnh, nhiều trong số đó là đồng minh và khách hàng của Mỹ đang ráo riết cuộc đua vũ trang trong khu vực và hiện Israel có thể phải "rót" 160 tỷ cho ngân sách quốc phòng trong khi chờ khoản viện trợ tiếp theo.
Quan chức cấp cao Israel Amos Gilad, người đang chuẩn bị hợp đồng đàm phán mới với Washington, cho biết tuần trước rằng, bất kỳ khoản tăng viện trợ nào cũng không nhằm "đối đầu" với Iran, nhưng nó vẫn là một yếu tố cần thiết để Israel chi tiêu quốc phòng trong tương lai.