Iran 'sẵn sàng cho mọi cuộc chiến', đặt quân đội vào tình trạng báo động cao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Iran đã đặt lực lượng nước này vào tình trạng báo động cao, cảnh báo các nước láng giềng có căn cứ quân sự Mỹ không được ủng hộ những cuộc tấn công tiềm tàng của Washington, Reuters đưa tin, trích dẫn nguồn thạo tin.
Iran 'sẵn sàng cho mọi cuộc chiến', đặt quân đội vào tình trạng báo động cao ảnh 1

(Ảnh: Getty Images)

Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tới Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei một lá thư kêu gọi đàm phán trực tiếp, nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Tehran. Ông Trump đe dọa sẽ tiến hành chiến dịch ném bom nếu không đạt được thỏa thuận mới.

Iran, vốn phủ nhận việc tìm kiếm vũ khí hạt nhân, đã bác bỏ yêu cầu đàm phán trực tiếp. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi gọi đề xuất này là "vô nghĩa" và đặt câu hỏi về sự chân thành của Washington. "Nếu các ông muốn đàm phán, thì việc đe dọa có ý nghĩa gì?”, ông nói.

Theo Reuters, Tehran "đã gửi thông báo tới Iraq, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Bahrain", cảnh báo rằng việc cho phép lực lượng Mỹ sử dụng không phận hoặc lãnh thổ của những nước này sẽ bị coi là hành động thù địch. “Hành động như vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho họ", một quan chức giấu tên nói.

Nguồn tin này cũng cho biết, Lãnh tụ Khamenei đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang của Iran phải được đặt trong tình trạng báo động cao.

Năm 2015, Tehran đã ký một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, hạn chế hoạt động hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt. Ông Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2017 và áp đặt lại các lệnh trừng phạt như một phần trong chiến dịch "gây sức ép tối đa" đối với Iran.

Theo Reuters, Iran vẫn để ngỏ khả năng đàm phán gián tiếp thông qua Oman. "Các cuộc đàm phán gián tiếp mang đến cơ hội để đánh giá mức độ nghiêm túc của Washington về một giải pháp chính trị", quan chức Iran cho biết. Các cuộc đàm phán có thể sớm bắt đầu nếu các tín hiệu của Mỹ là "thật", mặc dù quá trình này có thể "gập ghềnh", quan chức này nói thêm.

Ông Araghchi cho biết hôm 6/4, rằng Iran muốn các cuộc đàm phán "trên cơ sở bình đẳng". Ông mô tả Mỹ là "bên liên tục đe dọa sử dụng vũ lực, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và thể hiện lập trường trái ngược từ các quan chức khác nhau".

Thiếu tướng Hossein Salami, Tổng tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), cảnh báo hôm 5/4 rằng đất nước "sẵn sàng cho mọi cuộc chiến".

Trước đó, Nga tuyên bố rằng các mối đe dọa của Mỹ đối với Iran là "không thể chấp nhận được" và kêu gọi kiềm chế.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.