Huyết tinh

Huyết tinh
TP - Hỏi: Tôi năm nay 46 tuổi, vẫn có khả năng quan hệ bình thường, nhưng khi  xuất tinh tinh dịch có màu hồng, đỏ người mệt mỏi, gầy, lưng đau. Xin hỏi là bệnh gì và cách chữa bằng đông y?

Trần Hùng Anh
Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên

Trả lời

Huyết tinh ảnh 1
Ảnh minh họa từ internet

Như bạn mô tả là bạn mắc bệnh huyết tinh. Huyết tinh là hiện tượng tinh dịch khi xuất có nhiều hồng cầu, thậm chí mang mầu đỏ hoặc hồng trong tinh dịch có thể có huyết dịch.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết tinh và thực tế việc chẩn đoán huyết tinh cũng khá phức tạp. Tuy nhiên đa phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân về thể trạng và bệnh tật trong cơ thể. Cụ thể như sau:

- Sinh hoạt tình dục quá độ, làm cho dương vật bị cọ xát mạnh gây thương tổn đến mao mạch của đường sinh dục, xuất hiện hiện tượng huyết tinh.

- Hậu quả của những chứng bệnh như  viêm tinh nang, viêm tuyến tiền liệt bị lao hoặc đóng sỏi, tạo u gây ra hiện tượng huyết tinh.

Theo đông y, những nguyên nhân đó chính là hai loại hư chứng và thực chứng.

Hư chứng do âm hư hỏa vượng, thận kém không thể hấp thụ được, nhập vào lạc. Huyết tụ lại ngăn trở mạch lạc, chảy máu ra ngoài dẫn đến hiện tượng huyết tinh.

Thực chứng thường do hạ tiêu thấp nhiệt, hay do những tác động của vết thương nơi hạ bộ gây ra.

Bệnh huyết tinh khi ở dạng hư chứng và thực chứng có những triệu chứng đặc trưng riêng. Có thể căn cứ vào những dấu hiệu có thể phân biệt thể bệnh.

- Trường hợp âm hư hỏa vượng, triệu chứng thường gặp là tinh dịch màu hồng tươi, bộ phận dương vật có cảm giác nhẽo chảy, hoặc đau đớn, người bệnh gầy gò, đau lưng, nhũn gối, cảm giác mệt mỏi, tinh thần rệu rã, miệng khô khan, lưỡi ít tưa, màu đỏ, mạch chậm và yếu.

- Trường hợp hạ tiêu thấp nhiệt tinh dịch có màu đỏ hoặc thẫm, đau eo lưng, ngứa hoặc đau dương vật, hạ bộ đau âm ỉ, nước tiểu đỏ, tiểu giắt, tưa lưỡi vàng, mạch nhanh, không rõ nhịp.

- Trường hợp tụ huyết nội trở, tinh dịch có màu hồng hoặc có huyết đông, bụng dưới đau nhói, bên lưỡi có các điểm tụ máu màu tím thẫm, mạch tắc không rõ ràng.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào thể bệnh mắc phải.

- Âm hư hỏa vượng: Nguyên tắc trị liệu là Dưỡng âm hạ hỏa bài thuốc thường dùng là:

+ Kết hợp giữa thuốc tri bá và địa hoàng hoàn các vị trong bài thuốc gồm tri mẫu 8gam, hoàng hà 4 gam, sơn thù du 16gam, hoài sơn 16gam, phục linh 12gam, trạch tả 12gam, đan bì 12gam.

+ Đương quy lục hoàng thang gồm các vị như đương quy 12gam, sinh địa 20gam, thục, địa 20gam, hoàn liên 8gam, hoàng cầm 16gam, hoàng kỳ 20gam, hoàng bá 16gam.

+ Đại bổ âm hoàn dùng cho những người bị bệnh huyết tinh nặng. Bài thuốc gồm các vị: tri mẫu 12gam, hoàng bá 12gam, địa hoàng 20gam, quy bản 20gam, tủy sống lợn. Có thể cho thêm các vị tam thất 8gam, huyết dư thán 8gam, bồ hoàng 8gam, hổ phách 4gam, tiên lạc thảo 12gam, a giao 8gam.

- Trường hợp hạ tiêu thấp nhiệt nguyên tắc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt lợi thấp. Bài thuốc thường sử dụng khi điều trị.

+ Long đờm tả gan thang, gồm các vị long đởm thảo 18gam, hoàng cầm 12gam, chi tử 12gam, trạch tả 12gam, mộc thông 12gam, tiền tử 6gam, đương quy 10gam, sài hồ 12gam, sinh địa 12gam, cam thảo 6gam.

+ Tiền liệt tuyến viêm thang, gồm các vị như trạch lan 10gam, đào nhân 8gam, xích thược 12gam, đan sâm 12gam, vương bất lưu hành 12gam, bại tưởng thảo 10gam, xuyên luyện tử 8gam, nhũ hương 4gam, bồ công anh 20gam.

- Trường hợp tụ huyết nội trở nguyên tắc điều trị chủ yếu là hoạt huyết tạn tụ. Bài thuốc thường sử dụng là:

+ Đào hồng tứ vật thang: gồm các vị như đào nhân 15gam, hồng hoa 10gam, đương quy 15gam, thược dược 15gam, xuyên khung 15gam, thục địa 25gam.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày một thang. Cho thuốc vào 750ml nước sạch, sắc kỹ trong 1 giờ, chắt lấy 250ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi liệu trình uống 7-10ngày.

MỚI - NÓNG