Hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trái phép ở Hoàng Sa

Bà Lê Thị Thu Hằng
Bà Lê Thị Thu Hằng
TPO - Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington gần đây cho biết có hơn 400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở cái gọi là TP Tam Sa. Việt Nam vừa lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là TP Tam Sa và các hành vi liên quan ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này.

Bà Hằng cho biết, Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành lập TP Tam Sa và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia và gây phức tạp thêm tình hình biển Đông, khu vực và thế giới”, bà Hằng nói. 

Theo Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á cho biết việc Trung Quốc phát triển cái gọi là TP Tam Sa đã tạo ra một sự bùng nổ hoạt động của doanh nghiệp ở biển Đông. Hồ sơ doanh nghiệp công khai cho thấy trước khi Trung Quốc lập ra đơn vị hành chính trái phép này vào năm 2012, có chưa đến 10 công ty đăng ký hoạt động với chính quyền được giao phụ trách quản lý trái phép khu vực này. 

Nhưng đến tháng 6/2019, có đến 446 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ đăng ký với chính quyền Tam Sa, trong đó 307 công ty trong số đó báo cáo vốn đăng ký tích lũy là 1,2 tỷ USD. 

Dù hầu hết các công ty đăng ký đó đều hoạt động ở bên ngoài nhưng vẫn có đóng góp cho sự hiện diện hành chính trái phép của Trung Quốc trên quần đảo của Việt Nam. Những công ty đó mang lại nguồn thu thuế cho chính quyền địa phương, được cho là khoảng 100 triệu USD trong năm 2015. 

Điều quan trọng hơn là nhiều công ty hợp tác với chính quyền để cung cấp các dịch vụ cơ bản. Đáng chú ý là nhiều công ty đã thiết kế và xây dựng hạ tầng viễn thông, lắp đặt các trạm 4G và 5G ở đây để tạo nên hệ thống thông tin liên lạc cho tàu thuyền và hạ đặt cáp quang dưới đáy biển. Chính quyền dân sự, người dân, các công ty, và cả quân đội, lực lượng thực thi pháp luật và dân quân biển sử dụng những hạ tầng đó. 

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.