'Hồi sinh' sư tử từ xác ướp vạn năm dưới băng tuyết

Xác sư tử hang động có niên đại 12.000 năm.
Xác sư tử hang động có niên đại 12.000 năm.
TPO - Các nhà khoa học Hàn Quốc đang tiến hành nghiên cứu để nhân bản vô tính loài sư tử hang động (nay đã bị tuyệt chủng) từ xác của hai cá thể loài này được bảo quản tự nhiên dưới băng tuyết vùng Siberia.

Tuần qua, chuyên gia nhân bản vô tính Hwang Woo-Suk (Hàn Quốc) đã đến Yakutsk (thủ đô nước CH Sakha, Nga) để lấy mẫu da và mô cơ từ xác của hai cá thể thuộc loài sư tử hang động, nhằm mục đích nhân bản vô tính loài động vật đã bị tuyệt chủng này.

Xác của hai cá thể sư tử hang động này có niên đại lên đến 12.000 năm, được bảo quản tự nhiên dưới lớp băng vĩnh cửu Siberia, cách Yakutsk 650 dặm và được đặt tên là Uyan và Dina.

'Hồi sinh' sư tử từ xác ướp vạn năm dưới băng tuyết ảnh 1

Xác của chú sư tử con này được bảo quản trong tình trạng nguyên vẹn nhờ lớp băng vĩnh cửu.

'Hồi sinh' sư tử từ xác ướp vạn năm dưới băng tuyết ảnh 2

Khi chuyên gia Hwang Woo-Suk đến Bảo tàng thế giới Mammoth nổi tiếng ở Yakutsk để lấy mẫu, ông đã gây ra một cuộc tranh cãi nẩy lửa. Lí do là bởi: ông Hwang muốn được lấy một mẫu vật thật lớn, tương đương với mẫu vật ông đã từng lấy từ xác voi Mammoth được bảo quản ở đây. Nhưng các nhà khoa học tại bảo tàng này nhất quyết không đồng ý, bởi xác voi Mammoth lớn hơn xác của chú sư tử con này rất nhiều.

“Ông Hwang không hài lòng với mẫu vật mà mình nhận được. Ông ấy muốn lấy một mẫu vật lớn hơn. Nhưng điều ấy là không thể bởi đây là xác của một chú sư tử con”, ông Semyon Grigoriev, Giám đốc Bảo tàng thế giới Mammoth cho biết.

'Hồi sinh' sư tử từ xác ướp vạn năm dưới băng tuyết ảnh 3

Đoàn nghiên cứu của ông Hwang tiến hành lấy mẫu từ xác sư tử hang động.

Loài sư tử hang động sống trong thời đại cách đây khoảng 2 triệu năm. Chúng tập trung chủ yếu ở lục địa Á – Âu, sống trong một vùng trải dài từ Anh đến tận cùng nước Nga. Ngoài ra, sư tử hang động còn xuất hiện ở Alaska và miền tây Canada (châu Mỹ).

Việc nghiên cứu xác của hai cá thể sư tử hang động trên sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân chính xác vì sao loài động vật này lại bị tuyệt chủng 10.000 năm trước. Nhiều khả năng, sự suy giảm mạnh mẽ số lượng hươu và gấu hang động – con mồi của sư tử hang động đã khiến loài thú ăn thịt này không tìm được thức ăn và tuyệt chủng.

Hiện tại, một trong hai cá thể đang được bảo quản đông lạnh vô thời hạn để chờ đợi những tiến bộ trong khoa học nhân bản.

Ông Hwang Woo-Suk – người đang ôm tham vọng nhân bản vô tính sư tử hang động vốn được gọi là một “chuyên gia gây tranh cãi”. Năm 2006, ông Hwang đã bị Đại học Quốc gia Seoul sa thải bởi gian dối trong quá trình nghiên cứu tế bào gốc. Tuy nhiên, ông vẫn được coi là người tiên phong trong nỗ lực nhân bản các loài động vật đã bị tuyệt chủng.

Theo Theo Dailymail
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.