Học sinh đeo mặt nạ chống giọt bắn là sáng tạo của các địa phương

Ý kiến trái chiều trong việc học sinh đeo mặt nạ chống giọt bắn
Ý kiến trái chiều trong việc học sinh đeo mặt nạ chống giọt bắn
TPO - "Trong 15 tiêu chí được ban hành, không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Đây là sự sáng tạo của các địa phương”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5/5, phóng viên các cơ quan báo chí đặt câu hỏi về việc học sinh đi học trở lại ở nhiều địa phương đang nảy sinh những bất cập. Đơn cử như việc thời tiết nóng nắng nhưng học sinh mầm non, tiểu học phải đeo mũ chống giọt bắn, đeo khẩu trang trong phòng không bật điều hòa, nhiều trẻ không chịu nổi tình trạng này.

Một số địa phương có hướng cho học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại nhưng không học bán trú khiến cho phụ huynh gặp khó khăn, không đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ. Vậy Bộ GD&ĐT có hướng dẫn gì để khắc phục các bất cập này?

Trả lời câu hỏi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc học sinh đi học trở lại được chia làm 3 đợt. Đợt 1, ngày 20/4 có 8 tỉnh, thành có học sinh đi học trở lại. Đợt 2, ngày 27/4 đến nay có 30 tỉnh, thành. Đợt 3, ngày 4/5, các tỉnh còn lại đã cho đi học trở lại. Đến nay 63 tỉnh, thành học sinh đã đi học trở lại, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh THCS và THPT.

Ông Độ khẳng định, quan điểm của Bộ, đã đi học phải an toàn. Vấn đề an toàn phải căn cứ vào đánh giá của cơ quan chuyên môn là Bộ Y tế. Bộ Y tế có văn bản gửi Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, hướng dẫn thế nào là an toàn.

Trên cơ sở khuyến cáo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành hai bản xây dựng tiêu chí đánh giá thế nào là một “nhà trường an toàn”. Theo đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 15 tiêu chí, trong đó có các tiêu chí cứng là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường và không tổ chức hoạt động tập thể.

“Không có tiêu chí nào nói phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Bộ Y tế cũng không có hướng dẫn phải đeo mặt nạ chống giọt bắn. Đây là sự sáng tạo của các địa phương. Chúng tôi cho rằng các địa phương nên làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế là cơ quan chuyên môn bảo đảm sự an toàn cho nhân dân cả nước, trong đó có ngành giáo dục. Nếu Bộ Y tế khuyến cáo thì chúng ta nên làm, nếu không thì nên cân nhắc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp”, ông Độ nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.