TRẢ LỜI:
Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh LĐ quy định: Tai nạn trên đường đi làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ trên phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã/phường nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người LĐ hoặc thân nhân.
Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh LĐ quy định về hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ như sau:
1) Sổ BHXH;
2) Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án điều trị sau tai nạn với trường hợp điều trị nội trú;
3) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng LĐ của Hội đồng giám định y khoa.
4) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ (Mẫu số 05A-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam).
Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh LĐ qu y định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ như sau:
1) Người sử dụng LĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ theo quy định tại Điều 57.
2) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp không giải quyết, BHXH trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Với trường hợp của bạn, văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an cấp xã là căn cứ để đoàn điều tra xem xét, kết luận tai nạn LĐ theo quy định. Tuy nhiên, giấy này không thuộc thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ TNLĐ nộp cho cơ quan BHXH.
Về mẫu văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi làm, bạn có thể tham khảo tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ LĐ-TB&XH.
Nếu có thắc mắc liên quan tới các vấn đề về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam, hoặc Email: bhxhtraloi@gmail.com để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.