Hệ thống tên lửa Mỹ ở châu Âu nhằm vào quốc gia nào?

Ảnh: Politexpert
Ảnh: Politexpert
TPO - Mỹ đang tích cực xuất khẩu các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình viện cớ bảo vệ đồng minh khỏi các mối đe dọa quân sự đang gia tăng.

Hiện có những thông tin cho thấy Mỹ đang gấp rút cung cấp cho Ba Lan các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot. Ngoài ra, để “phòng vệ cho châu Âu”, Lầu Năm Góc đã quyết định tăng số lượng tàu chiến trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Tất cả điều này một cách tự nhiên đang gây ra phản ứng đáp trả từ phía Nga.

Từ giữa tháng 11 vừa qua, các đại diện của Mỹ đã thông báo về việc Patriot có thể xuất hiện ở Ba Lan. Tổng hợp đồng trị giá khoảng 10,5 tỷ USD. Các tổ hợp này sẽ được cung cấp trước năm 2019.

Việc gia tăng số tàu chiến trang bị hệ thống Aegis đã được Cơ quan Phòng thủ tên lửa của Mỹ thông qua, hãng RT cho biết. Hệ thống Aegis trang bị tên lửa SM-3 sẽ là “nền tảng cho việc từng bước triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu”.

Aegis có khả năng theo dõi các tên lửa đạn đạo ở bất kỳ cự ly nào và chuyển dữ liệu cho hệ thống phòng thủ tên lửa chung của Mỹ. Sau khi nhận được thông tin về việc phóng tên lửa, các nhiệm vụ tiếp theo sẽ là của các hệ thống đánh chặn tại Fort Greeley, Alaska, cũng như tại căn cứ không quân Vandenberg ở California.

Các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis của Mỹ sẽ được sử dụng cho chương trình phòng thủ tên lửa châu Âu với dự định sẽ tiến hành triển khai theo 4 giai đoạn.

Năm 2011, Mỹ đã bố trí 24 tàu khu trục với 111 tên lửa SM-3 Block IB của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, thậm chí cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một trạm radar di động và triển khai hệ thống chỉ huy chiến đấu và liên lạc phòng thủ tên lửa Spiral 6.4.

Ngoài ra, trong khuôn khổ giai đoạn đầu tiên, Lầu Năm Góc đã bắt đầu xây dựng căn cứ phòng thủ tên lửa ở Romania. Ở giai đoạn 2 (2015 - 2016), tại đây cũng đã được triển khai các tên lửa SM-3 Block IB dành cho Aegis.

Trong giai đoạn 3, vào năm 2018, Mỹ dự định triển khai hệ thống chiến đấu tại Ba Lan. Tại đó, Mỹ sẽ thiết kế, thử nghiệm và triển khai các tên lửa SM-3 Block IIA cải tiến.

Trước đó có thông tin cho rằng, hệ thống Aegis sẽ nhanh chóng xuất hiện ở Nhật Bản.

Nga có cách đối phó

Theo tướng Evgeny Buzhinsky, nguyên lãnh đạo Cơ quan quản lý các thỏa thuận quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga, có thể sẽ có thêm các chiến hạm Mỹ được trang bị Aegis triển khai tại Biển Đen, Biển Bắc và Biển Baltic, điều này tất nhiên khiến Nga bất an.

Ông nhấn mạnh, Aegis được trang bị hệ thống phóng đa năng MK-41, trong đó có thể sử dụng được không chỉ các tên lửa đánh chặn, mà cả tên lửa hành trình tấn công Tomahawk.

“Nhưng tất cả mọi việc đề có thể chống lại. Nếu họ sẽ mở rộng khả năng phòng thủ tên lửa với Nga, tất nhiên các lực lượng của chúng tôi theo đó sẽ phải biến đổi theo”, - tướng Evgeny Buzhinsky nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với hãng RT.

Giá đỡ của Mỹ dành cho châu Âu

Theo đại diện Bộ Ngoại giao Nga Andrey Kelin, những nỗ lực của Mỹ và NATO trong mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa thực chất là không thể bảo vệ, thậm chí còn phá hoại sự ổn định của Châu Âu.

Dại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, sau khi đạt được thỏa thuận về vấn đề hạt nhân Iran, nhiều chính trị gia Mỹ tuyên bố một cách lố bịch rằng họ đang phòng vệ trước Iran. Sau đó mới rõ rằng, mục tiêu chính của họ lại chính là Nga.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đạo diện Oliver Stone trước đó, Tổng thống Nga Putin đã gọi việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là “một sai lầm chiến lược ngu ngốc”, sau ông lưu ý rằng, điều này buộc Nga phải có biện pháp đáp trả.

Về phần mình, Nghị sĩ Nga ông Franz Klintsevich cho biết, thương mại quân sự của Mỹ đơn giản là với châu Âu, khi làm cho châu Âu trở thành mục tiêu cho các đòn đáp trả của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG