Hé lộ nguyên nhân ban đầu 2 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng

Hiện trường vụ tai nạn tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Hiện trường vụ tai nạn tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
TPO - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, qua xác định ban đầu, nguyên nhân của 2 vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và ga Núi Thành (Quảng Nam) là do các nhân viên ngành đường sắt.

Cụ thể, với vụ tàu khách đâm ô tô tải tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa) rạng sáng 25/4,  hiện 2 nhân viên gác chắn đã bị cơ quan điều tra Công anh huyện Tĩnh Gia khởi tố, bắt tạm giam.

Tuy nhiên, bước đầu VNR xác định vụ tai nạn do lỗi chủ quan của 2 gác chắn vị trí đường ngang thuộc Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa, và lỗi của tài xế xe tải khi qua đường ngang thiếu quan sát.

Với vụ 2 tàu hàng đâm nhau trực diện trong ga Núi Thành (Quảng Nam) chiều 26/5, từ các tài liệu có được, VNR bước đầu xác định nguyên nhân do các cá nhân làm công tác chạy tàu không thực hiện đúng quy định.

Cụ thể, trực ban chạy tàu ga Núi Thành (Chi nhánh khai thác đường sắt Nghĩa Bình) không phổ biến đầy đủ, rõ ràng kế hoạch tác nghiệp chạy tàu tại ga cho các chức danh liên quan.

Trưởng dồn ga Núi Thành đã tự ý thực hiện thao tác cắt móc toa xe N giáp sau đầu máy 350 tàu 2469,  trong khi ga đang thực hiện kế hoạch đón tàu ASY2 thông qua ga Núi Thành. Trưởng dồn cũng không phổ biến kế hoạch dồn cho lái tàu đầu máy 350 biết.

Lái tàu 2469 (Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng) điều khiển đầu máy dịch chuyển khi không có phụ lái tàu; không quan sát tín hiệu phía trước; điều khiển đầu máy 350 để dồn trong khi không có trưởng dồn dẫn máy.

Vu tai nạn tại Tĩnh Gia đã làm 2 người chết, 10 người bị thương, 1 đầu máy và 6 tua tàu lật, hư hỏng nặng, 150m đường ray cũng hư hỏng.

Còn vụ tai nạn tại ga Núi Thành khiến 2 đầu máy hư hỏng nặng, 5 toa tàu hàng trật bánh và hư hại.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.