Theo chuyên gia Murakhovsky, cơ cấu vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ là khác nhau, điều này do chiến lược phát triển quân đội mỗi nước.
Học thuyết quân sự của Mỹ chú trọng phát triển lực lượng hải quân và không quân, bởi Washington không dự định tiến hành các vụ đụng độ quân sự trên lãnh thổ của mình bằng các lực lượng trên mặt đất. Do đó, chủ yếu trang bị cho các tàu ngầm và không quân chiến lược.
Trong khi đó Nga lại hướng tới sử dụng vũ khí hạt nhân cho lực lượng mặt đất như nét đặc trưng riêng của quốc phòng. Nói cách khác, Nga chú trọng vào tên lửa đạn đạo liên lục địa trong hầm phóng và di động.
Trong tình hình đó, việc so sánh lực lượng hạt nhân của Nga và Mỹ là khá phức tạp. Tuy nhiên, cán cân lực lượng là khá cân bằng. Nếu xét trên các đầu đạn hạt nhân chiến thuật thì sự so sánh này không đáng quan tâm. Bởi lãnh thổ của hai nước nằm rất xa nhau.
Tên lửa hạt nhân chiến thuật sẽ không thể với tới Mỹ, điều này tất nhiên là do Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm gần và tầm trung quy định. Do đó, tất cả những gì mà người Mỹ tuyên bố như trên là chỉ trong nhận thức của họ, chuyên gia Murakhovsky cho biết.
Rõ ràng sự quan ngại của Mỹ là liên quan tới việc Nga trong những năm gần đây đang tích cực hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình. Chuyên gia này cho rằng, điều này là hoàn toàn logic. Bởi việc hiện đại hóa tiềm năng hạt nhân của Mỹ đã diễn ra trước đó rất lâu.
Trong khi đó Nga đã không thể làm được như vậy. Điều này dẫn tới tiềm năng tên lửa hạt nhân được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước của Nga đã giảm xuống. Chính vì vậy, Nga hiện đang tái trang bị lực lượng hạt nhân của mình.
Khi đó, vấn đề này hoàn toàn không gây nguy hiểm cho Mỹ, nếu họ không lên kế hoạch gây áp lực quân sự với Nga. Trong trường hợp ngược lại, những tên lửa này tất nhiên sẽ được sử dụng theo nhiệm vụ của chúng.