Hacker tấn công chiến dịch tranh cử của Donald Trump

Tỷ phú Mỹ và là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump.
Tỷ phú Mỹ và là ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump.
Sau vụ việc của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Mỹ (DNC) bị lộ 20.000 email, đến lượt đảng đối lập của ông Trump cũng bị tấn công với cách thức tương tự.

Theo Reuters, ứng viên tổng thống Mỹ, Donald Trump và chiến dịch của ông đã trở thành mục tiêu mới nhất của tin tặc. Email từ một nhân viên của ông Trump đã vô tình phát tán phần mềm độc hại tới các đồng nghiệp khác sau khi máy tính anh này bị xâm nhập vào năm 2015.

Mục tiêu của các tin tặc là máy tính của Donald Trump cùng một số cá nhân, tổ chức khác có liên kết với Đảng Cộng hòa. Hiện chưa rõ các hacker đã nắm được quyền quản lý hay các thông tin nhạy cảm từ hệ thống hay chưa. Những người điều hành chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thuê CrowdStrike để điều tra về vụ tấn công. Đây cũng là công ty an ninh mạng đang hỗ trợ Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ Mỹ (DNC) trong vụ việc bị đánh cắp gần 20.000 email.

Tuy CrowdStrike chưa đưa ra phát ngôn chính thức nào nhưng theo một nguồn giấu tên của Reuters, cách tấn công vào hệ thống của ông Trump tương tự với vụ tấn công vào chiến dịch của bà Hillary Clinton.

Một nhóm hacker có tên gọi Guccifer 2.0 đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ việc nói trên. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ và một số công ty bảo mật đều tin rằng những kẻ đứng sau thực sự là các hacker người Nga.

Trước đó, The New York Times cho biết có hai nhóm tin tặc  đã xâm nhập hệ thống máy tính của đảng Dân chủ Mỹ để có được các thông tin về email, đoạn chat cùng kho dữ liệu nghiên cứu về đảng đối lập của tỷ phú Donald Trump.

Công ty an ninh mạng CrowdStrike cho biết một nhóm hacker đã đặt phần mềm gián điệp trên máy chủ từ mùa hè năm ngoái và lấy đi thông tin trong suốt một năm qua. Đầu tháng 5 vừa qua, đảng Dân chủ mới bắt đầu nghi ngờ có sự xâm nhập trước khi các cơ quan an ninh vào cuộc. Hiện các phần mềm gián điệp đã bị gỡ bỏ nhưng CrowdStrike chưa thể thống kê các dữ liệu đã bị mất từ hệ thống.

Tấn công mạng có tổ chức của những chính phủ nước ngoài là mối đe dọa thường xuyên với các chiến dịch chính trị. Các hoạt động tranh cử như tại Mỹ hiện nay chỉ là tạm thời nên không được đầu tư mạnh vào các loại bảo mật. Trong khi đó, các công ty lớn, cơ quan chính phủ thường phải chi cho khoản này hàng triệu hoặc hàng tỷ USD mỗi năm.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG