Hà Nội: Cán bộ, viên chức không ở một vị trí quá 5 năm

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - Công chức, viên chức tại Hà Nội phải chuyển đổi vị trí công việc từ đủ 2 năm (24 tháng) đến 5 năm (60 tháng). Đặc biệt, không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối tượng thực hiện chuyển đổi: Công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố (cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, cơ quan ngang sở, cơ quan hành chính khác thuộc thành phố; chi cục và các tổ chức tương đương chi cục thuộc sở; cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp huyện); viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố; sở, chi cục và các tổ chức tương đương chi cục thuộc sở; UBND cấp huyện); công chức xã, phường, thị trấn.

Thời hạn phải chuyển đổi: Các đối tượng trên đã có thời gian thực hiện nhiệm vụ từ đủ 2 năm (24 tháng) đến 5 năm (60 tháng).

Phương thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác: Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định phân cấp quản lý cán bộ. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng quyết định điều động hoặc văn bản bố trí, phân công nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định phân cấp quản lý cán bộ.

Kế hoạch cũng nêu rõ quy trình thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; thẩm quyền ban hành quyết định chuyển đổi vị trí công tác; quyền lợi, nghĩa vụ của công chức, viên chức thuộc đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác; trường hợp chưa thực hiện chuyển đổi và chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt.

Thông qua chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức nhằm góp phần chủ động trong phòng ngừa tham nhũng; nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ công chức, viên chức, khắc phục tâm lý chủ quan, thỏa mãn, trì trệ khi công tác ở một vị trí, một địa bàn; tạo môi trường cho đội ngũ công chức, viên chức có điều kiện tiếp xúc nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau, có kiến thức toàn diện đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và lâu dài.

UBND thành phố yêu cầu việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; có sự giám sát của tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác và điều kiện thực tế của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và không gây tăng, giảm biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.