TP - Hàng chục năm gắn bó với nghề bảng đen, phấn trắng, chăm sóc trẻ với bao nhọc nhằn nhưng họ vẫn một lòng yêu nghề, bởi dưới mái trường là những lứa học sinh hồn nhiên, trong trẻo, cần một đường hướng để vững tin vào đời.
TPO - Nằm cách đất liền khoảng 28km, điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng có những thầy cô giáo bám trụ, gieo chữ cho học trò nghèo trên đảo Hải Tặc (xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên, Kiên Giang).
TPO - Với thầy giáo trẻ Lữ Đức Báu (SN 1990) - giáo viên trường Phổ thông Dân tộc bán trú – THCS Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay ý nghĩa hơn khi anh vừa nhận được giải thưởng “Giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu năm 2021”.
TP - Tưởng chừng những cơn mưa tầm tã ở vùng cao sẽ khiến tôi một lần nữa lỡ hẹn với xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An), nhưng rồi trời như chiều lòng người mà trở nắng…
TP - Vượt qua điệp trùng con sóng, những thầy giáo trẻ rời đất liền tới đảo xa “gieo chữ”. Lớp học yên bình giữa trùng dương ngân vang tiếng ê a của trẻ đánh vần hai chữ thiêng liêng: Trường Sa.
TPO - Vượt lên éo le số phận với nỗi đau ung thư, nỗi đau mất người thân, ba cô giáo người dân tộc thiểu số Lô Thị Thủy, Nông Thị Tuyến, Nông Thị Nga bền bỉ và nhiệt tâm gắn bó với nghề để thắp sáng ước mơ con chữ cho học trò nơi gian khó. Cả ba cô được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.
TPO - Phạm Văn Nam và Đinh Thị Hồng Linh là hai giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020. Họ đã vượt qua nhiều khó khăn để bám trường bám lớp và truyền dạy kiến thức, kỹ năng cho học trò trên quê hương.
3h sáng hàng tuần, cô giáo Tiền lai khăn gói vượt gần 150km đường rừng để mang tiếng hát đến với “ốc đảo” Hà Đông (Đăk Đoa, Gia Lai). Bà con nơi đây ví cô như chú chim Ch’rao của núi rừng Tây Nguyên. Trong một lần đến trường gieo chữ cô Tiền gặp tai nạn giao thông phải "gửi" lại cánh tay nơi núi rừng xanh thẳm...
TP - Gia Lai là tỉnh rộng lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Nhiều huyện, xã vùng sâu địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông bị chia cắt vào mùa mưa. Để đến thôn làng dạy học, nhiều thầy cô giáo yêu nghề phải chấp nhận sống xa gia đình, đối diện với nhiều bất trắc rủi ro trước những cung đường vượt đèo, qua sông nguy hiểm.
TP - Chưa đầy một tháng nữa là đến Ngày Nhà giáo Việt Nam- 20/11, khi được hỏi về những mong ước, các thầy cô giáo đều hướng về những học trò nghèo của mình. Họ mong rằng tất cả những trẻ em vùng cao đều được đi học, đều trưởng thành và thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
TP - Gieo chữ cho học trò tiểu học vùng sâu là công việc gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn và dịu dàng của một người mẹ, sự nghiêm khắc của một người cha. Đời sống lại khó khăn, nhưng 25 năm qua, thầy giáo Lãnh Văn Truyền vẫn miệt mài đến lớp.
TP - Giữa muôn trùng đồi núi, trên những thôn bản xa, nhiều thầy cô giáo yêu nghề mến trẻ vẫn ngày ngày vượt hàng trăm cây số, chấp nhận xa gia đình gùi chữ lên cao nguyên M Ð’rắk.
TPO - Những giáo viên tuổi còn rất trẻ từ bỏ sự náo nhiệt, sầm uất của phố thị, quyết tâm lên vùng “4 không” khó khăn nhất Nghệ An để “gieo chữ”. Động lực lớn nhất để họ vượt qua là thấy học sinh được đến lớp, “ê a” bên ánh đèn mập mờ cho ánh sáng mai sau thay đổi Cà Moong.
TP - Để đến được điểm trường tiểu học Ea Rớt thuộc trường tiểu học Cư Pui 2, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) và điểm trường mầm non Ea Rớt, chúng tôi phải qua những con đường đất bùn lầy lội, dốc dựng đứng và nguy hiểm. Người dân vẫn gọi đây là “cổng trời” Cư Pui. Ở chốn sát chạm “thiên đình” ấy cuộc sống vẫn bộn bề khó khăn, vất vả chồng chất. Nhưng, lạ là học sinh ở đây chưa từng phải nghỉ học, ngừng học vì thiếu giáo viên.
TP - Hàng ngày, thượng úy Trần Bình Phục cõng các em nhỏ đến Lớp học tình thương Biên phòng trên đỉnh đảo Hòn Chuối để dạy chữ. Tiếng thầy giảng bài, tiếng trẻ ê a vang trong tiếng sóng biển, ấm áp tình quân- dân nơi đảo xa. Bóng thầy giáo quân hàm xanh trên đảo Hòn Chuối ngoài khơi biển Tây - cứ thế từng ngày khắc dấu trong lòng cư dân vùng biển.
TPO - Từ 31/7 đến 20/11, cuộc thi viết online “Nghĩ về chiến sĩ giáo dục mang tên quân hàm xanh” được tổ chức dành cho mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp; nhằm khuyến khích chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận và gửi lời động viên đến các “thầy cô giáo” mang quân hàm xanh đang gieo chữ nơi biên giới, hải đảo.
TP - Tối 12/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2016 - Tuyên dương 42 giáo viên có thành tích tiêu biểu xuất sắc và nghị lực vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy, giúp đỡ học sinh đến trường trên các xã đảo, huyện đảo toàn quốc.
TP - Ngày 11/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt 42 giáo viên tiêu biểu vùng biển đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2016. Cùng dự có Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa.
TPO - Ngày 11/11, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt 42 giáo viên tiêu biểu vùng biển đảo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2016.
TP - Đã gần hai chục mùa nước lũ, cô giáo Phạm Thị Nhung (Trường Tiểu học 2 Khánh Bình Tây) tận tụy gieo những con chữ và lan tỏa ước mơ nghề “trồng người” cho nhiều thế hệ học trò xã nghèo Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Cô Nhung là một trong số 42 giáo viên được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2016.
TP - Giữa trập trùng sóng nước biển khơi, cô giáo Nguyễn Thị Hợi và thầy giáo Lưu Thế Sơn có thâm niên hàng chục năm vượt khó để “cắm đảo” truyền dạy kiến thức cho nhiều thế hệ học sinh xã đảo ở huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.
TP - Với tình yêu nghề, yêu trẻ nhiều thầy cô còn rất trẻ đã vượt qua khó khăn cách trở để ở lại với thôn bản gieo chữ, thắp ước mơ. Trong hành trình đó, có những người đã gặp nhau và nên duyên vợ chồng như trường hợp của cô Nguyễn Thị Thêu, cô Phùng Thị Huyền - giáo viên cắm bản tiêu biểu năm 2015.
Ở chân núi Lang Biang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, có một cô giáo người K’ Ho suốt 21 năm bị bệnh bướu cổ hành hạ phải đối đầu với bệnh tật, với biết bao gian khổ, nhọc nhằn nhưng vẫn quyết không bỏ nghề.
Suốt 30 năm gắn bó, người thầy ấy vẫn một lòng với tình yêu dành cho sự nghiệp giáo dục những trẻ em vùng cao. Rời xa đồng bằng, lên tận vùng núi ở độ cao trên 1.000m, thầy miệt mài "gánh" con chữ miền xuôi đến với trẻ em nơi đây.
TP - Theo đoàn công tác Hành trình về với Điện Biên của T.Ư Hội LHTN, chúng tôi gặp các thầy cô giáo trẻ đang giảng dạy trên huyện miền núi Mường Nhé (Điện Biên) vào những ngày gió Lào thổi. Phần nhiều trong số họ đến từ những vùng quê khác nhau của miền xuôi…
Hàng chục năm qua, nhiều giáo viên người Việt đã tình nguyện sang đất Lào dạy tiếng Việt cho con em kiều bào sinh sống trên mảnh đất vốn được mệnh danh là “Triệu Voi”.
Sơn Vĩ là xã xa nhất và cao nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Những ngôi trường "cắm bản" trên lưng núi lại mang dáng vẻ xơ xác, xiêu vẹo đến nỗi bất cứ ai nhìn thấy cũng không khỏi gai lòng.
TP - Nằm trên độ cao 2.000m, quanh năm sương mù bao phủ, những thầy cô giáo trẻ vẫn ngày đêm miệt mài truyền thụ kiến thức cho trẻ em ở vùng sâm Ngọc Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My, Quảng Nam).