Hai cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh

Đoàn công tác chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đến thăm, tặng quà cho cô giáo Trần Thị Thuý Ngân
Đoàn công tác chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đến thăm, tặng quà cho cô giáo Trần Thị Thuý Ngân
TP - Gia Lai là tỉnh rộng lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Nhiều huyện, xã vùng sâu địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông bị chia cắt vào mùa mưa. Để đến thôn làng dạy học, nhiều thầy cô giáo yêu nghề phải chấp nhận sống xa gia đình, đối diện với nhiều bất trắc rủi ro trước những cung đường vượt đèo, qua sông nguy hiểm.

Cô giáo Trần Thị Bá Tiền (SN 1984, huyện Kbang, Gia Lai) suốt 5 năm qua phải thức dậy từ 3 giờ sáng thứ hai hàng tuần chuẩn bị hành lý, đi xe máy vượt qua những con đường dốc núi hoang vắng để đến với những học trò trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông (xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, Gia Lai).

Cô Tiền kể: Năm 2014 cô đậu biên chế tại huyện Đắk Đoa và được tuyển dụng làm giáo viên dạy âm nhạc tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông. Ngày đầu tiên khi biết mình trúng tuyển và được đi dạy, cô Tiền mừng rỡ vì ước mơ lâu nay trở thành hiện thực. Nghe xong quyết định, biết mình dạy ở ngôi trường cách nhà 130km, cô Tiền không khỏi hoang mang. “Lúc đầu vợ chồng tôi rất băn khoăn, lo lắng và e ngại về quãng đường xa. Nhưng tình yêu nghề với ước mơ cháy bỏng được đứng trên bục giảng, nên tôi quyết định bước tiếp, và được gia đình đồng thuận" - Cô Tiền chia sẻ.

Vậy là hai vợ chồng cô Tiền chở nhau đi hỏi đường, cùng tìm về trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Hà Đông. Đường đi càng lúc càng vào sâu trong rừng, không một bóng người dân để hỏi thăm. Nhưng lúc đến nơi được đồng nghiệp, những ánh mắt thơ ngây của học sinh chào đón, hỏi thăm ân cần nên mọi lo lắng đều tan biến. Cô Tiền cảm thấy yêu quí và có trách nhiệm gắn bó với ngôi trường này. 

Vậy là 5 năm đã qua đi. Nhưng vào một ngày mưa tháng 9/2019 trời rét, như thường lệ, cô Tiền thức dậy từ 3 giờ sáng chuẩn bị đồ đạc. Băng qua con đường dài nhỏ hẹp đầy ổ gà, khi còn cách trường khoảng 10km, cô Tiền đã không may gặp tai nạn. Xe tải chở sắn cán qua dập nát cánh tay trái của cô giáo, các bác sĩ xót lòng nhưng vẫn phải phẫu thuật cắt bỏ...

Một hoàn cảnh éo le khác, đó là cô Trần Thị Thuý Ngân (SN 1983, xã Đắk Smar, huyện Kbang, Gia Lai). Năm 2004, cô Ngân được UBND huyện Kbang tuyển dụng về làm giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang). Cô Ngân tâm sự, ngày đầu tiên đến trường, bản thân rất lo lắng vì điểm trường quá xa, phải đi bộ, lội ngang qua con sông nguy hiểm. Việc bất đồng ngôn ngữ khiến công tác dạy học gặp muôn vàn khó khăn. Vậy là cô Ngân phải học thêm tiếng của người Ba Na mọi lúc, mọi nơi. Để duy trì sĩ số, cô Ngân đến nhà từng em vận động phụ huynh đưa con em đến trường. Cô động viên các em bằng cách bỏ tiền túi để mua kẹo, bánh thưởng cho những học sinh chuyên cần, tạo động lực cho các em khác phấn đấu theo.

Năm 2007, cô Ngân lập gia đình. Mái ấm yên vui được một thời gian thì chồng cô phát bệnh trầm cảm, cô Ngân cũng bị bác sĩ chẩn đoán bị u tuyến thượng thận, đã cắt bên phải, nay lại xuất hiện u bên trái. Kết hôn đã lâu nhưng vợ chồng cô không có con, năm 2018 cô và chồng xin con nuôi để trong nhà có tiếng cười trẻ em, cho đỡ hiu quạnh.

Ðồng cảm và sẻ chia

Những ngày tháng 10 vừa qua, đoàn công tác của chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các bộ, ngành đã đến thăm hỏi, động viên cô Trần Thị Bá Tiền và cô Trần Thị Thuý Ngân.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” được tổ chức từ năm 2015 với nội dung tuyên dương các thầy giáo, cô giáo và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Bốn năm qua, "Chia sẻ cùng thầy cô" tuyên dương 214 thầy cô giáo công tác tại các trường học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo. Năm nay, chương trình tuyên dương 63 thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng khó khăn. Mỗi thầy cô được nhận 1 sổ tiết kiệm 10 triệu đồng, bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, biểu trưng của chương trình và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lễ tuyên dương chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019 tại thủ đô Hà Nội. 

Hai cô giáo vùng cao vượt qua nghịch cảnh ảnh 1 Cô giáo Trần Thị Bá Tiền bị xe tải cán phải cắt tay đang dạy học trò

Những ngày tháng 10 vừa qua, đoàn công tác của chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các bộ, ngành đã đến thăm hỏi, động viên cô Trần Thị Bá Tiền và cô Trần Thị Thuý Ngân.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.