Giải pháp xây dựng môi trường làm việc trong lành cho nhân viên

0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày doanh nghiệp triển khai mô hình “Nông trại xanh” (Green Farming), ngày càng có nhiều nhân viên chủ động, tích cực đề xuất mô hình và phương án phát triển sáng tạo hơn cho việc trồng rau, nuôi cá, canh tác thủy sinh ngay trong khuôn viên nhà máy.

Xanh hóa môi trường làm việc cho nhân viên

Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tài nguyên cạn kiệt... đã và đang tác động rất lớn đến nền kinh tế và chính "sức khỏe" của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể duy trì hoạt động và phát triển xa hơn trong tương lai, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tập trung hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, lấy lợi ích cộng đồng làm trọng tâm và nỗ lực cải thiện môi trường sản xuất.

Giải pháp xây dựng môi trường làm việc trong lành cho nhân viên ảnh 1

Cây xanh được trồng khắp khuôn viên Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam

Là một trong những nhà sản xuất giấy FDI hàng đầu tại Việt Nam, Lee & Man luôn triển khai những hoạt động phục vụ mục tiêu tiến tới mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Mỗi năm, công ty Giấy Lee & Man Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu USD cho các công trình bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cũng đã tiến hành trồng hơn 20.000 cây xanh khắp khuôn viên nhà máy và kí túc xá, nhằm phủ xanh môi trường, đồng thời hạn chế tiếng ồn và bụi từ hoạt động sản xuất, tạo bầu không khí trong lành cho người dân sinh sống quanh khu vực.

Ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam, chia sẻ: “Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy luôn triển khai những hoạt động phục vụ mục tiêu tiến tới mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững. Chúng tôi muốn nhà máy không chỉ là nơi sản xuất, mà còn là không gian thoáng mát, thoải mái cho cán bộ công nhân viên khi làm việc. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục triển khai nhiều giải pháp “xanh hóa” khuôn viên nhà máy và bắt tay vào xây dựng mô hình “Nông trại xanh” ngay tại doanh nghiệp.”

Trồng rau, nuôi cá ngay trong khuôn viên

Mô hình “Nông trại xanh” tại Lee & Man được nghiên cứu và xây dựng dựa trên nguyên tắc: trồng cây thủy canh kết hợp bể nuôi cá, thảốc, trồng hoa tại nhiều khu vực đất trống trong khuôn viên nhà máy; nâng cao chất lượng nguồn nước thải sau khi xử lý tại hồ sinh học; xây dựng vườn ươm giống và xây dựng trang trại trồng trái cây, rau củ trong khu nhà ở cho chuyên gia và nhân viên công ty.

Giải pháp xây dựng môi trường làm việc trong lành cho nhân viên ảnh 2

Hoạt động thả cá và ốc vào Hồ sinh học giúp nâng cao chất lượng nguồn nước thải sau xử lý

Theo đó, quy trình cơ bản của “Green Farming” là sử dụng nước thải sau xử lý của nhà máy ái sử dụng phục vụ cho mục đích tưới tiêu, điều này không chỉ tiết kiệm chi phí xử lý mà còn có lợi cho môi trường, hạn chế lượng nước xả ra môi trường. Trong hồ sinh học - nơi dự trữ nước thải để giám sát trước khi thải ra môi trường, doanh nghiệp đã lắp đặt một hệ thống sục khí oxy toàn diện nhằm làm chậm sự phát triển của tảo. Ngoài ra, hệ thống kích hoạt quá trình nitrat hóa lớn cũng được vận hành. Sau khi nitrat hóa, các chất dinh dưỡng phong phú chuyển sang dạng đơn giản, nhờ đó chúng có thể được cây xanh hấp thụ dễ dàng.

“Thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện các cuộc thử nghiệm xây dựng trang trại, vườn ươm giống, nuôi cá từ nguồn nước sau khi xử lý, mang đến kết quả rất khả quan. Các loại rau và cây xanh phát triển rất tốt, nhân viên cũng đã thu hoạch 2 lần. Hiện tại, chúng tôi đang tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất để mở rộng quá trình nitrat hóa diễn ra trong hồ sinh học, tăng diện tích bề mặt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Do đó, vịt, cá, ốc và các loại cua nhỏ trong hồ có thể tận hưởng môi trường sống tốt với dòng nước thải từ hoạt động sản xuất sau khi xử lý.

Nước đã qua xử lý được chứng minh là hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của sinh vật và thực vật. Việc tưới tiêu và nông nghiệp không còn là vấn đề, thậm chí một phần nước đã qua xử lý cũng có thể được tái sử dụng cho sản xuất”, ông Chung chia sẻ thêm.

Giải pháp xây dựng môi trường làm việc trong lành cho nhân viên ảnh 3

Một góc nhỏ của mô hình “Green Farming” tại phòng quan trắc nước thải của Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam

Nhờ có mô hình “Green Farming”, công ty Giấy Lee & Man Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thành mục tiêu kép được đề ra trước đó: cải thiện chất lượng nước sau quá trình xử lý và thúc đẩy phát triển không gian xanh trong chính doanh nghiệp.

Được biết, khi mới triển khai mô hình này, đội ngũ nhân viên của Lee & Man đã tích cực ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Bên cạnh việc tham gia vào quá trình chăm sóc, họ cũng sẵn sàng đóng góp các loại cây xanh, các loại cá mang vào công ty để cùng nhau trồng và chăm sóc.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tích cực khuyến khích nhân viên tự do thử nghiệm và đề xuất phương án phát triển cho mô hình “Green Farming”. Những ý kiến tiềm năng sẽ được tiếp tục duy trì và nhân rộng, cách làm nào chưa phù hợp sẽ điều chỉnh. Qua đó, mọi người cũng trở nên đoàn kết, xây dựng kỹ năng làm việc tập thể.

Mô hình “Nông trại xanh” đã biến không gian sản xuất công nghiệp tại Lee & Man thành một không gian xanh, và mỗi nhân viên đều đóng vai trò quan trọng vào việc duy trì và phát triển không gian đó. Nhờ vậy, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp càng ngày càng được nâng cao.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.