Rừng phòng hộ Bãi Triều (Hải Phòng):

Gần 400 ha rừng bị xoá sổ!

Gần 400 ha rừng bị xoá sổ!
Giờ đây rừng ngập mặn Bãi Triều chỉ còn là bãi đầm hoang, mênh mông sóng nước.
Gần 400 ha rừng bị xoá sổ! ảnh 1
Rừng phòng hộ Bãi Triều nay trở thành đầm nuôi tôm

Mười năm trước, TP. Hải Phòng, Hội chữ thập đỏ Nhật Bản và người dân thành phố biển này đã phải bỏ ra nhiều công sức và nhiều tỷ đồng để trồng trên 700 ha rừng phòng hộ Bãi Triều nhằm che chắn cho cuộc sống bình yên của người dân trước những cơn sóng dữ.

Nhưng khi rừng đã xanh um thì chỉ trong chốc lát, gần 400 ha rừng nơi đây đã bị chính người dân và các doanh nghiệp phá nát trong sự bất lực của chính quyền.

Nhiều doanh nghiệp cũng tham gia phá rừng

Để giữ  an toàn cho cơ đê và bảo vệ cuộc sống của người dân thành phố Hải Phòng trước bão gió…10 năm trước đây, thành phố Hải Phòng đã đầu tư hàng tỷ đồng để trồng rừng tại Bãi Triều. Đây là khu vực nằm ngoài đê chắn sóng, có diện tích hàng nghìn ha thường xuyên bị ngập nước thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An.

Từ năm 1993 đến năm 1995, thành phố đã trồng được 530 ha  rừng tại khu vực này. Thấy dự án trồng rừng ở đây phát triển tốt, năm 1997, Hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ cho Hội chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng trồng tiếp được khoảng 200 ha rừng nữa, nâng tổng diện tích rừng ở khu vực này lên trên 700 ha.

Với sự chăm sóc của người dân, rừng chắn sóng Bãi Triều phát triển xanh mướt. Những  cây bần, cây trang, cây lậu qua mấy năm đã cao tới trên 4-5m. Toàn bộ khu vực Bãi Triều hầu như không còn một khoảng trống mặt nước mà đã xanh ngút, dưới các tán cây rậm rạp ấy là cá, tôm, chim...

Và đây trở thành một mô hình về trồng rừng ngập mặn chắn sóng, thu hút nhiều đoàn đến thăm quan và học tập kinh nghiệm phát triển rừng. Hội chữ thập đỏ Nhật Bản còn sang quay cả một cuốn phim về khu rừng phòng hộ Bãi Triều để mang về làm tư liệu.

Nhưng giờ đây rừng ngập mặn Bãi Triều chỉ còn là bãi đầm hoang, mênh mông sóng nước. Theo điều tra thì có đến 386,3 ha rừng đã bị người dân và các doanh nghiệp nuôi tôm chặt phá hoàn toàn. Số rừng còn lại cũng bị phát tuyến, đắp đầm và nó có thể bị chặt phá bất cứ lúc nào…

Theo một số người dân địa phương, từ năm 2001 rừng phòng hộ Bãi Triều bắt đầu bị chặt phá. Người khởi xướng việc phá rừng là ông Nguyễn Quang Hoè, trú tại xã Tràng Cát (nay là phường Tràng Cát), ban đầu ông làm đơn xin UBND xã Tràng Cát “khoanh bao một số diện tích rừng để nuôi trồng thủy sản”. T

rong lúc các cơ quan chức năng còn chưa cho phép, ông Hoè đã chặt phát tuyến, quây bao 30 ha rừng ngập mặn. Hạt kiểm lâm khu vực Đồ Sơn đã lập biên bản và ra lệnh đình chỉ ngay việc chặt phá rừng và quây đầm trái phép, đồng thời báo cáo UBND huyện An Hải (nay là quận Hải An) để huyện xử lý. Trong lúc huyện còn lừng chừng chưa xử lý thì ông Hoè lại tiếp tục hoàn thiện việc quây bao đầm là làm mới 3 cống tiêu nước.

Trong khi việc “phá rừng” của ông Hoè không được ngăn chặn kịp thời thì bất ngờ ngày 16-12-2001, UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định 3710,  quy hoạch sử dụng Bãi Triều, xã Tràng Cát để nuôi thủy sản và  trồng rừng phòng hộ.

 Ông Giang Văn Hoà, Chủ tịch UBND phường Tràng Cát cho biết: Sau khi có quyết định trên, đích thân Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Trần Huy Năng đã về tận khu vực Bãi Triều đề khảo sát và triển khai một hội nghị về công tác nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đó, lần lượt 13 doanh nghiệp, đơn vị nối đuôi nhau về “cắm đất”.

Đầu tiên là Cty Trường Giang và Biển Xanh làm lễ động thổ linh đình ngay trên khu vực rừng phòng hộ 327 để xây dựng đầm nuôi tôm. Thấy doanh nghiệp chặt rừng làm đầm tôm mà chính quyền không phản ứng, người dân Tràng Cát kéo nhau phá rừng, quây đầm nuôi tôm. Một số doanh nghiệp khác thấy ngon xơi cũng ngang nhiên vào làm “dự án” phá rừng quây đầm nuôi tôm.

Trong số này, điển hình là Cty TNHH nuôi trồng và chế biến thuỷ sản 27-7; Công ty Thành Đạt; Cty TNHH Phú Gia.

Được biết, TP Hải Phòng đang hoàn tất kết luận về vụ phá rừng này. Rồi đây, trách nhiệm của những người đích thân “xắn tay” trực tiếp phá rừng sẽ được làm rõ.

Nhưng điều quan trọng hơn, chính là trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền thành phố. Vì chính sự “vô trách nhiệm” trong công tác quản lý là nguyên nhân chính “giết chết” khu rừng này.

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.